Hai mẹ con cùng mắc ung thư dạ dày vì thường xuyên duy trì kiểu ăn uống tai hại
Bác sĩ Trần Giang Mộc, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện liên kết số 2 thuộc Đại học y khoa Phúc Kiến, Trung Quốc cho biết, cách đây 3 tháng có một nữ bệnh nhân 27 tuổi, Tiểu Hi người Tuyền Châu vì đau dạ dày hơn 1 tháng nên đã đến bệnh viện để khám. Vào thời điểm đó, bác sĩ cho rằng cô có thể bị viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày tá tràng, và đề nghị nội soi dạ dày để chẩn đoán rõ ràng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên Tiểu Hi sợ nội soi dạ dày gây khó chịu nên đã không thực hiện. Vì vậy bác sĩ kiến nghị cô làm các bước kiểm tra không xâm lấn như như siêu âm Doppler màu và lấy máu. Kết quả cho thấy có nhiều bất thường trong gan, CEA máu cao (kháng nguyên carcinoembryonic), nghi ngờ có khối u. Tiếp đó các bác sĩ yêu cầu Tiểu Hi làm nội soi dạ dày qua gây mê, cuối cùng chẩn đoán là ung thư dạ dày có di căn đến gan.
Theo tìm hiểu, trước đó mẹ của Tiểu Hi cũng đã chết vì ung thư dạ dày vào năm 40 tuổi, và sau 20 năm con gái của bà cũng bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Các chuyên gia cho biết, 2 mẹ con Tiểu Hi đều có các triệu chứng bệnh giống nhau, hơn nữa chẩn đoán bệnh lý cũng giống nhau đến kinh ngạc. Sau đó, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, ngoài lý do địa lý, di truyền, trong gia đình 2 mẹ con đều có thói quen sống không tốt, thường xuyên ăn thức ăn thừa.
Bác sĩ Trần Giang Mộc cho biết, hàm lượng nitrite trong thức ăn thừa sẽ tăng dần theo số ngày lưu trữ, hơn nữa theo nghiên cứu nitrite là chất gây ung thư mạnh. Thường xuyên ăn thức ăn thừa sẽ làm tăng nguy cơ các khối u ở hệ thống tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản và ung thư gan.
Tuy nhiên, trong trường hợp hai mẹ con của Tiểu Hi liên tiếp phát hiện ung thư dạ dày, ngoài việc thường xuyên ăn thức ăn thừa, điều quan trọng nhất là một môi trường sống chung, thói quen ăn uống phổ biến của các thành viên trong gia đình thường là ăn dưa chua và thực phẩm hun khói. Thường xuyên ăn những thực phẩm này, lượng muối đi vào cơ thể quá mức, hơn nữa trong gìa đình Tiểu Hi nhiều người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, càng làm tăng nguy cơ ung thư.
Phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày?
Bác sĩ Trần Giang Mộc nói, nguyên nhân gây ung thư dạ dày chưa rõ ràng, nhưng nhóm nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao là những người trên 40 tuổi, người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, những người trước đây bị các bệnh tiền ung thư như viêm, loét dạ dày, polyp dạ dày, u lành dạ dày, thiếu máu ác tính,.... Các yếu tố khác liên quan phổ biến đến ung thư dạ dày chính là các thói quen xấu như ăn nhiều muối, hút thuốc, uống rượu,…
Thêm nữa bác sĩ Trần Giang Mộc cũng đưa ra một số gợi ý để ngăn ngừa ung thư dạ dày, đó là:
- Ăn thức ăn có chứa ít Nitrat.
- Điều trị tốt các bệnh lý viêm dạ dày.
- Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày, điều trị loại trừ H. Pylori.
- Tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu tiền sử gia đình có người có bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…
- Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.
- Những người trên 40 tuổi (dù là nam hay nữ) cần phải đi khám sức khỏe tổng quát, bao gồm cả nội soi dạ dày.
Một số thực phẩm tốt cho dạ dày
Đu đủ: Trong đu đủ chứa papain – một enzyme thực vật giúp phân giải thức ăn giàu protein một cách dễ dàng, giảm gánh nặng cho dạ dày, nhờ đó đu đủ rất tốt cho tiêu hóa và thường được sử dụng trong các chứng khó tiêu, ợ nóng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
Cám yến mạch: Cám yến mạch chứa một lượng đáng kể cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Cơ thể bạn cần cả 2 dạng chất xơ này để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cám yến mạch cũng giúp hạ cholesterol máu.
Táo: Không chỉ chứa hàm lượng cao chất xơ không hòa tan, táo còn rất giàu pectin và enzyme giúp phân giải thức ăn, tránh cho dạ dày bị kích thích.
Quế: Quế thường được dân gian sử dụng để trị ốm nghén ở phụ nữ mang thai và tiêu chảy. Quế cũng rất hiệu quả đối với các chứng đầy hơi, khó tiêu.
Thì là: Hạt thì là rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích, cải thiện tiêu hóa.
Quả bơ: Bơ rất giàu kali, chất xơ và chất béo lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp duy trì các chức năng của đường tiêu hóa như túi mật, tuyến tụy và gan.
5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn gây hại cho sức khỏe
Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng...
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn thịt xông khói?
Thịt xông khói có thực sự không tốt cho bạn? Ăn ở mức độ vừa phải có ổn không?
6 thói quen làm tăng nguy cơ gout, cần thay đổi sớm
Một số thói quen hàng ngày của bạn tưởng chừng vô hại nhưng có thể làm tăng nồng độ axit...
Dấu hiệu cơ thể đang kháng insulin
Các triệu chứng kháng insulin có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu không kịp nhận biết và...