Hạ kali máu: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Dán như văn bản
Bệnh hạ kali máu là gì?
Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali trong máu thấp hơn so với mức bình thường.
Thông thường, nồng độ kali trong máu là 3,6 - 5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Mức kali máu rất thấp (dưới 2,5 mmol/l) có thể đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Ngược lại với hạ kali máu là tăng kali máu khi nồng độ kali vượt ngưỡng 5.0 mmol/l, thường xảy ra với các bệnh nhân bị suy thận.
Vậy bệnh hạ kali máu có nguy hiểm không? Kali rất cần thiết cho hoạt động của cơ và thần kinh. Hạ kali máu rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có sẵn những bệnh lý mạn tính như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, …
Hạ kali máu có thể gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh (một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp dẫn đến ngừng tim). Cấp cứu ngừng tuần hoàn ở những bệnh nhân này mà không phát hiện tình trạng hạ kali máu sẽ dẫn tới thất bại do liệt cơ hô hấp gây suy hô hấp, thậm chí liệt tứ chi.
Nguyên nhân gây hạ kali máu
Lượng kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng kali trong, ngoài tế bào và lượng kali mất qua thận, qua mồ hôi và qua phân. Một chế độ ăn bình thường đủ chất sẽ đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc bổ sung lượng kali mất hằng ngày.
Các nguyên nhân khiến lượng kali trong người biến đổi bất thường như:
- Thận bị tổn thương: nhiễm toan ống thận trong suy thận mạn và suy thận cấp, hẹp động mạch thận, bệnh Cushing và các rối loạn tuyến thượng thận khác…
- Mất kali do bị mất nước khi tiêu chảy, nôn ói, thuật tháo quá mức do sử dụng thuốc nhuận tràng
- Ảnh hưởng của các loại thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosides, thuốc chống nấm amphotericin B…
- Vận chuyển kali vào và ra khỏi tế bào bất thường do sử dụng insulin, biếng ăn, phẫu thuật giảm béo, nghiện rượu…
- Một số nguyên nhân khác như vận động viên, người lao động vận động quá sức bị đổ nhiều mồ hôi, thiếu hụt magie, bệnh bạch cầu…
Biểu hiện của hạ kali máu
Các biểu hiện thiếu kali máu chủ yếu ở hệ tim mạch và hệ cơ, các dấu hiệu cơ bản như:
- Cao huyết áp: Kali giúp giãn các mạch máu, vì vậy khi thiếu chất này bạn sẽ bị huyết áp tăng cao.
- Yếu cơ hoặc bị chuột rút: Kali đóng vai trò trong việc làm mượt các chuyển động cơ, vì vậy khi lượng kali trong máu giảm bạn sẽ cảm thấy bị yếu cơ, đau cơ, chuột rút.
- Rối loạn nhịp tim: Việc tim đột ngột ngừng đập hoặc đập nhanh là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có khả năng bạn bị hạ kali trong máu.
- Táo bón: Nghe có vẻ vô lý khi thiếu kali lại gây ra biểu hiện táo bón cho cơ thể nhưng chính xác là vậy, hệ tiêu hoá hoạt động không tốt khi thiếu khoáng chất quan trọng này nên dẫn đến tình trạng táo bón.
- Mệt mỏi: Nhịp tim bị rối loạn là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.
Để xác định chính xác tình hình bệnh, nếu bạn có những biểu hiện trên thì nên đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Điều trị hạ kali máu
Cách điều trị hạ kali máu là loại bỏ nguyên nhân như điều trị tiêu chảy hoặc ngưng sử dụng thuốc làm hạ kali.
- Trường hợp hạ kali nhẹ (<3,0 mmol/l) có thể được bổ sung kali bằng đường uống hoặc các thực phẩm giàu kali được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Trường hợp hạ kali nặng (>3.0 mmol/l) có thể bổ sung kali bằng đường truyền tĩnh mạch. Trường hợp này, bệnh nhân phải có sự theo dõi của bác sĩ vì khi truyền kali sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, cần theo dõi chặt chẽ và liên tục.
Phòng ngừa hạ kali máu
Các phương pháp phòng bệnh gồm:
- Tránh các hoạt động thể chất kéo dài gây mất nước và khoáng chất trong cơ thể
- Tránh dùng các loại thuốc lợi tiểu, nhuận tràng…có thể gây hạ kali. Luôn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị cao huyết áp, sử dụng steroid và thuốc nhuận tràng thì cần bổ sung các thực phẩm giàu kali hằng ngày để cân bằng lượng kali trong cơ thể.
Khi được hỏi hạ kali máu nên ăn gì nhiều người nghĩ ngay tới chuối, tuy nhiên ngoài chuối ra còn nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta giàu kali và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Đối với bệnh nhân hạ kali trong máu, đừng quên bổ sung các thực phẩm dưới đây để cung cấp lượng kali cần thiết cho cơ thể:
Khoai lang: Khoai lang là một thực phẩm giàu kali có mật độ dinh dưỡng cao hơn so với khoai tây trắng. Khoai lang cũng có nhiều chất beta-carotene, vitamin C và vitamin B6.
Thêm vào đó, khoai lang đã được khoa học nghiên cứu là có hữu ích trong việc điều trị thành công loét dạ dày.
Cá hồi: Trước giờ cá hồi được biết đến là thực phẩm giàu omega – 3, tuy nhiên nó cũng là loại thực phẩm giàu kali, khoáng chất và vitamin. Ăn cá hồi nhiều làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, huyết áp cao…
Bí đỏ: Bí đỏ có vị thanh mát, giải nhiệt tốt, là một trong những nhóm thực phẩm giàu kali.
Chuối: 1 quả chuối cỡ lớn chứa 487 mg kali, là loại thực phẩm dễ tìm ở Việt Nam. Chuối là nguồn cung cấp năng lượng nhanh trước khi luyện tập thể thao, là thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cải thiện cơ và cân bằng nước.
Các loại đậu: Tất cả các loại đậu đều tốt cho tim mạch và cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, trong đó có kali cho cơ thể chúng ta. Một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch.
Rau bina: Rau bina là thực phẩm giàu kali nhất trong các loại thực phẩm, ngoài ra trong loại rau này còn chứa glycoglycerolipids chloroplast thực vật, đây là chất có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Củ dền: Không những cung cấp kali, củ dền còn chứa nhiều chất quan trọng khác như folate, mangan, kẽm, magie, vitamin C, sắt, B6 và chất xơ.
Dưa hấu: Nếu bạn bị hạ kali máu thì đừng quên bổ sung hai lát dưa hấu mỗi ngày để cung cấp kali cho cơ thể. Không những vậy, trong dưa hấu còn có chất giúp giảm nguy cơ ung thư.
Sữa: Trong mỗi cốc sữa có 382 mg kali dù là sữa không béo hoặc béo. Vì thế mỗi ngày hãy uống một ly để tốt cho sức khoẻ.
Nước dừa: Trong một ly nước dừa có chứa 600 mg kali, đây còn được coi là một loại nước điện giải rất tốt cho người luyện tập thể thao, nó còn chứa magie, vitamin...
Việc dự phòng và điều trị hạ kali máu không có gì phức tạp, cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung lượng kali cơ thể cần thiết mỗi ngày. Nếu có những triệu chứng của bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....