Tràn lan cách sơ cứu đột quỵ

Từ lâu, đột quỵ não đã là mối lo lắng và quan tâm của nhiều người. Trong thời đại bùng nổ thông tin, không khó khăn để người đọc có thể tiếp cận với các phương pháp cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống, có rất nhiều thông tin sai lệch, được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Từ đó dẫn đến những xử lý sai lầm, làm bệnh nhân lỡ đi “thời gian vàng “ của người bệnh.

Trên mạng chia sẻ nhiều cách sơ cứu nạn nhân đột quỵ trong đó có hướng dẫn về cách chích 10 đầu ngón tay, chích dái tai.

“Nhiều thông tin chia sẻ về cách sơ cứu đột quỵ được nhiều người áp dụng và chia sẻ hiện này đó là việc châm 10 đầu ngón tay. Theo hướng dẫn khi thấy có người đột quỵ hãy hết sức bình tĩnh cho dù bệnh nhân ỏ đâu cũng không được di chuyển vì nếu dị di chuyển mạch máu não sẽ vỡ ra.

Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chỗ và giữ không cho bệnh nhân ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất. Nếu bạn không có kim tiêm có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng và nhớ rửa tay bạn thật sạch trước khi thực hiện sơ cứu.

Theo đó, đầu tiên phải hơ kim trên lửa để khử trùng rồi dùng nó để chích 10 đầu ngón tay trên người bệnh.

Không cần các huyệt cụ thể chỉ cần chích cách các móng tay 1 mm, chích đến khi nào máu chảy ra. Nếu máu không chảy ra được hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra hãy chờ vài phút nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

Nếu nạn nhân không bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên. Sau đó chích vào dái tai nạn nhân cho đến kgi mỗi dái tai có chảy hai giọt máu, vài phút sau nạn nhân sẽ tỉnh và thực hiện sơ cứu như trên nạn nhân sẽ tỉnh”.

Sơ cứu bằng châm ngón tay không có tác dụng

 Theo bác sĩ BS Phạm Văn Cường – Trung tâm đột quy não Bệnh viện TWQĐ 108, đột quỵ là tai biến mạch máu não, đưa bệnh nhân đi cấp cứu chậm đồng nghĩa nguy cơ tử vong cao lên vì thế các biện pháp sơ cứu đều không có tác dụng. Bác sĩ Cường nhấn mạnh dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể ngắn gọn trong 4 từ FAST.

F = Face: liệt mặt, bạn tự soi gương thấy, hoặc người khác thấy một bên mặt bị liệt, gây méo miệng.

A = Arm: chi, bạn thấy yếu liệt một bên tay chân, nhẹ có thể tê bì, viết chữ xấu hơn bình thường, đi lại khó hơn. Nặng có thể liệt hoàn toàn một bên người, bán thân bất toại.

S = Speech: giọng nói, bạn nói năng khó khăn hơn, hoặc người nhà phát hiện ra nói khó, ngọng hoặc không phù hợp.

T = Time: thời gian: phải tận dụng thời gian để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong 3 đến 6 giờ đầu để bệnh nhân có thể điều trị bằng phương pháp điều trị đặc hiệu như tiêu huyết khối đường tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học 

Khi có các dấu hiệu trên cần nhanh chóng gọi cấp cứu đưa bệnh nhân vào chuyên khoa gần nhất, nếu bệnh nhân bất tỉnh cần đỡ tránh cho bệnh nhân ngã và không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.  

Không được cho bệnh nhân ăn, uống, đề phòng nôn gây trào ngược bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở gây nguy hiểm. Không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Châm tay, dái tai có hiệu quả?

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết đột quy là bệnh cấp tính. Ở giai đoạn cấp cứu nếu không được xử trí nguy hiểm đến tính mạng. Ở giai đoạn sau khi cấp cứu sẽ để lại di chứng là liệt tay, liệt mặt, nói ngọng và bệnh lý tâm thần. Người bệnh cần hiểu để phòng chống. Nếu phát hiện được đưa đi sớm ở 3-4 giờ đầu để được cấp cứu, nếu sau khi cấp cứu cũng cần được tập luyện và cũng chuẩn bị tâm lý ảnh hưởng đến tâm thần.

Trong y học cổ truyền có khái niệm trúng phong chỉ người bệnh tự nhiên khoẻ mạnh nhưng sau đó đột ngột ngã vật xuống, liệt tay, liệt mặt, nói ú ớ. Trạng thái trúng phong này chia làm hai loại trúng phong kinh lạc (người bệnh đột ngột liệt tay, liệt mặt, ú ớ) và trúng phong tạng phủ người bệnh ngã vật hôn mê luôn, người bệnh đi tiểu, đi ngoài không tự chủ. Trạng thái trúng phong thứ hai đột ngột người bệnh mất khả năng nguy hiểm tới tính mạng.

PGS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam

Khi người đột quỵ người xung quanh giúp đỡ, có thể người bệnh đang ăn cơm cầm đũa rơi xuống phải hiểu đó là bất thường phải đến cơ sở y tế ngay. Hoặc đang đi chân lết không đi được. Nếu đang ngồi ngã vật xuống hôn mê, đi đại tiện, tiểu tiện không tự chủ cần cho người bệnh nằm nghiêng tránh tắc đường thở, móc đờm dãi. 

Châm cứu trong đông y có 1 số huyệt để khai khiếu tỉnh thần trong đông y có thể thực hiện huyệt nhân trung nhưng phải chuyên ngành vì đông y quan niệm chứng thực thì châm, chứng hư thì cứu. Nếu bệnh nhân đi tiểu tiện không tự chủ thì phải cứu chứ châm không có tác dụng.

Cách châm 10 đầu ngón tay, theo PGS Cảnh việc châm 10 đầu ngón tay người bênh bị co cóp khi trúng phong thể thực chứng châm 10 đầu ngón tay thì có tác dụng. Nếu người bệnh bị trúng phong thể hư chứng thì châm 10 đầu ngón tay người bệnh sẽ tử vong luôn.

Việc châm 10 đầu ngón tay cũng phải chuyên ngành và do bác sĩ đảm nhiệm chứ không phải là người nhà bệnh nhân nên người nhà bệnh khi thấy có biểu hiện của đột quỵ không nên can thiệp quá sâu vào châm cứu người bệnh mà nên gọi điện tới 115 để cấp cứu sớm nhất.