Giải đáp: Mẹ bầu bị cảm phải làm sao? Những điều cần lưu ý
Nội dung bài viết
Bị cảm khi đang mang thai là vấn đề phổ biến thường gặp, tuy nhiên lại khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy yếu nên rất dễ mắc bệnh. Trong đó, bị cảm là tình trạng thường gặp khi mang thai. Nhiều chị em lo lắng không biết mẹ bầu bị cảm nên làm gì để mau khỏi bệnh? Cần lưu ý những gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi?. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay Phunuvagiadinh sẽ giải đáp thắc mắc mẹ bầu bị cảm phải làm sao để mau khỏi bệnh và tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng theo dõi!
Đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cảm?
Bệnh cảm thông thường hầu hết đều do virus gây ra. Theo Y học thì bệnh cảm được chia thành 2 nhóm: Cảm lạnh và cảm cúm. Khi mang thai cơ thể và sức đề kháng của mẹ bầu yếu đi nên tạo cơ hội virus xâm nhập gây bệnh cảm.
Cảm lạnh xảy ra khi đường hô hấp trên bị nhiễm virus. Có rất nhiều virus có thể gây ra cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.
Đối với bệnh cảm cúm, đây cũng là bệnh truyền nhiễm nhưng do virus Influenza gây ra. Có nhiều chủng virus cúm khác nhau như cúm A, cúm B, cúm C. Hoạt động của các chủng virus cúm thay đổi theo từng năm và có thể gây ra chủng cúm mới. Do đó, bệnh cảm cúm thường nguy hiểm hơn nhiều so với cảm lạnh.
Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa một số chủng virus cúm thông thường. Khi mang thai, ngoài tác động lên cơ thể mẹ, virus cúm còn ảnh hưởng đến bào thai, vì thế bà bầu phải hết sức lưu ý.
Mẹ bầu bị cảm phải làm sao?
Cơ thể của phụ nữ khi mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm trong giai đoạn thai kỳ khiến họ dễ bị mắc ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm. Trong các trường hợp này nên có chỉ dẫn của bác sĩ là tốt nhất, bởi không phải mọi trường hợp mắc cảm, cúm, ho… đều giống nhau.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có biện pháp điều trị kịp thời. Các mẹ nên biết rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao. Và mẹ không thể tự ý điều trị như thông thường.
Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị cảm ở bà bầu mà mẹ có thể tham khảo:
Xông mũi khi có dấu hiệu cảm
Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Xông là phương pháp trị cảm cúm dân gian, lành tính và có thể thực hiện tại nhà. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại củ hoặc lá cây có chứa tinh dầu, đem đun sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt vào hít hơi nước nóng bay lên.
Mẹ bầu nên hít thở thật đều đặn sẽ cảm nhận được triệu chứng nghẹt mũi giảm đi đáng kể. Một số nguyên liệu mà mẹ có thể chọn để xông như lá kinh giới, húng quế, tía tô, lá bưởi, bạc hà, chanh, sả, rau tần dày lá, củ gừng…
Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu
Sử dụng tỏi xông trị cảm cúm được nhiều mẹ bầu sử dụng. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin giúp đẩy lùi các virus gây bệnh. Khi bị cảm cúm, mẹ bầu hãy giã khoảng 3 – 5 tép tỏi vắt lấy nước rồi sử dụng để xông hàng ngày. Nếu muốn có hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi để uống với nước.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể kết hợp ăn nhiều tỏi hơn để tăng sức đề kháng. Thêm tỏi vào rau khi xào hoặc ngâm một hũ giấm tỏi để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm.
Dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%
Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc tây nào. Dung dịch này dùng để vệ sinh mũi hàng ngày, mang lại hiệu quả rất tốt khi bị cảm.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể pha một thìa muối sinh lý vào cốc nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy cũng rất tốt.
Kết hợp chanh với mật ong
Đây là một trong những mẹo dân gian giúp hỗ trợ trị bệnh cảm cho bà bầu được nhiều người áp dụng. Dùng hỗn hợp chanh mật ong pha với nước ấm uống không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn bổ sung thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng quả quất (miền Nam gọi là trái tắc) chưng với mật ong để giải cảm, trị ho cũng rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Cảm là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều mẹ bầu, do đó chị em không cần quá lo lắng mà nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Hy vọng qua thông tin chia sẻ trên có thể giúp các chị em phần nào giải quyết được lo lắng mẹ bầu bị cảm phải làm sao để có được sức khỏe tốt hơn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.