Một thanh niên tìm đến một cao tăng xin thỉnh giáo: “Thưa đại sư, có người khen con là thiên tài, sau này ắt sẽ thành sự nghiệp. Nhưng cũng có người mắng con là ngu đần, cả đời sẽ chẳng nên trò trống gì. Xin hỏi ý kiến đại sư thấy con thế nào?”. 

“Con tự thấy con như thế nào? – Đại sư hỏi lại.

Anh thanh niên lắc đầu, mặt ngơ ngác, lòng rối bời, chẳng biết trả lời ra sao. Có lẽ anh chưa từng nghĩ mình là người thế nào, sẽ là người ra sao.

Đại sư giảng giải: “Ví dụ cũng là một cân gạo, với con mắt khác nhau nhìn sẽ thấy giá trị khác nhau. Trong mắt bà nội trợ, một cân gạo cũng chỉ được 8, 9 bát cơm mà thôi. Trong con mắt người nông dân, một cân gạo cùng lắm giá trị 15 nghìn đồng. Trong mắt người làm bánh giò thì có thể xay ra làm bánh, sẽ bán được 50 nghìn đồng. Còn trong mắt người làm bánh đa nem, xay bột tráng bánh, có thể bán được 80 nghìn đồng. Trong mắt người sản xuất mì chính, có thể tinh luyện ra bán được 120 nghìn đồng. Nhưng trong con mắt của người làm rượu, lên men, ủ, nấu, với các vị dược thảo, thì bán được 300 nghìn đồng. Nhưng vẫn chỉ là cùng một cân gạo”.


Đại sư dừng lại một chút, nhìn chàng trai rồi nói tiếp: “Con người cũng vậy, cùng là một con người, có người tâng bốc con lên tận mây xanh, có người lại dìm con xuống vực sâu. Nhưng con thử nghĩ xem, con chính là con, lời nói của người khác có làm cho con tăng thêm hay giảm bớt giá trị đâu. Chỉ có chính con quyết định giá trị của mình. Con thành đạt đến mức nào hoàn toàn quyết định bởi con nhìn nhận mình như thế nào”.

Câu chuyện thứ 2:

Một ngày nọ, tiểu hòa thượng chạy tới thỉnh giáo lão hòa thượng: “Sư phụ, đời người ta có giá trị lớn như thế nào?”

Lão hòa thượng nói: “Ngươi hãy ra sau hoa viên, dọn sạch một tảng đá, sau đó đem ra chợ bán. Nếu có người hỏi giá, ngươi không cần phải nói gì, chỉ cần chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, thì ngươi cũng không cần bán, cứ ôm đá về. Sư phụ sẽ nói cho ngươi biết, giá trị nhân sinh lớn như thế nào!”

Vâng lời sư phụ, vừa rạng sáng hôm sau, tiểu hòa thượng đã ôm tảng đá lớn, mang ra chợ bán.

Trong chợ người đến người đi, mọi người rất tò mò, có một bà chủ đi tới hỏi: “Tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.

Bà chủ nói: “Là 2 đồng?”. Hòa thượng lắc đầu, bà chủ kia lại nói: “Như vậy là 20 đồng? Được rồi, được rồi! Ta sẽ mua về để nén dưa muối”.

Tiểu hòa thượng nghe thấy thế thì thầm nghĩ: “Ôi, tảng đá không đáng một đồng này lại có người bỏ ra 20 đồng để mua! Chúng ta trên núi còn có rất nhiều!”.

Sau đó, nghe lời dặn của sư phụ, tiểu hòa thượng vẫn không bán, hớn hở ôm đá chạy về gặp sư phụ:

“Sư phụ, hôm nay có một vị thí chủ nguyện ý bỏ ra 20 đồng để mua tảng đá. Sư phụ, ngài bây giờ có thể nói cho con biết, đời người ta có giá trị lớn như thế nào đi!”.

Thiền sư nói: “Không vội, ngươi sáng mai hãy đem tảng đá kia đến nhà bảo tàng, nếu có người hỏi giá, ngươi cứ như cũ giơ 2 ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, ngươi vẫn không bán, tiếp tục ôm đá về, chúng ta sẽ bàn tiếp”.

Sáng sớm ngày hôm sau, ở trongviện bảo tàng, một đám người tò mò vây lại xem, xì xào bàn tán:

“Một khối đá bình thường như thế này, có giá trị gì đâu mà đem vào việnbảo tàngchứ?”.

“Nếu tảng đá này được bày biện trong viện bảo tàng, thì nó nhất định có giá trị, chỉ là chúng ta không biết mà thôi”.

Lúc này, có một người từ trong đám đông đi tới, lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng:

“Tiểu hòa thượng, tảng đá này giá bao nhiêu tiền vậy?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.

Người kia nói: “200 đồng?”. Tiểu hòa thượng lắc đầu, người kia lại nói: “Vậy thì 2.000 đồng đi. Tôi muốn mua nó để điêu khắc một pho tượng Phật”.

Tiểu hòa thượng nghe đến đó, lùi lại một bước, vô cùng kinh ngạc. Cậu vẫn theo lời dặn của sư phụ, không bán và ôm tảng đá kia về núi:

“Sư phụ, hôm nay có người muốn bỏ ra 2.000 đồng để mua tảng đá kia. Bây giờ thì ngài nói cho con biết, giá trị của đời người lớn nhất là gì đi!”.

Lão hòa thượng cười nói: “Ngươi ngày mai hãy đem tảng đá kia đến tiệm đồ cổ, vẫn giống như cũ, có người trả giá thì hãy đem nó về. Lúc đó, sư phụ nhất định sẽ nói cho ngươi biết, đời người giá trị như thế nào”.

Ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại ôm tảng đá kia đi tới một cửa hàng đồ cổ, vẫn giống như trước, một số người vây lại xem, rồi bàn tán: “Đây là đá gì? Khai quật ở đâu vậy? Có từ triều đại nào? Là dùng để làm gì đây?”.

Cuối cùng có một người tới hỏi giá: “Tiểu hòa thượng, tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”.

Tiểu hòa thượng vẫn như cũ, im lặng không nói, chỉ giơ hai ngón tay lên.

“2.000 đồng?”. Tiểu hòa thượng nghe vậy thì trố mắt, há hốc mồm, kinh ngạc thốt lên: “Hả?”.

Vị khách kia nghĩ là mình trả giá quá thấp, đã chọc tức tiểu hòa thượng, lập tức chữa lời: “À không! Không! Tôi nói nhầm, tôi sẽ trả cho cậu 20 vạn tiền”.

“20 vạn”. Tiểu hòa thượng nghe đến đó, lập tức ôm lấy tảng đá, chạy vội về núi gặp sư phụ. Vừa tới nơi, cậu thở hổn hển nói: “Sư phụ, sư phụ, bây giờ chúng ta có thể phát đạt rồi. Hôm nay có thí chủ trả giá 20 vạn tiền để mua tảng đá này! Giờ thì ngài nói cho con biết, giá trị lớn nhất của đời người là gì đi!”.

Lão hòa thượng xoa đầu tiểu hòa thượng, từ bi nói:

“Tiểu tử à, cuộc đời ngươi có giá trị lớn ngần nào, cũng giống như tảng đá kia vậy. Nếu ngươi đem mình ra chợ bán, ngươi chỉ có giá 20 đồng; nếu ngươi đem mình vào trong viện bảo tàng, ngươi liền có giá trị 2.000 đồng; nếu ngươi đem mình đặt ở tiệm đồ cổ, người có giá 20 vạn đồng! Nền tảng khác nhau, sẽ đặt định vị trí khác nhau, giá trị nhân sinh cũng sẽ vì đó mà hoàn toàn khác biệt!”

Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình. Ai nói bạn không có giá trị? Trừ phi bạn đem mình giống như tảng đá kia, đặt trong đám bùn lầy. Không bất kỳ ai có thể quyết định cuộc đời của bạn sẽ ra sao. Bạn lựa chọn con đường như thế nào, thì bạn chính làquyết định cuộc đờimình như vậy.

Vì sao một ông chủ liên tiếp gặp khó khăn, cũng sẽ không dễ dàng buông xuôi, nhưng một công nhân hễ việc không thuận liền muốn bỏ việc. Vì sao một đôi vợ chồng liên tục cãi nhau, liên tục mâu thuẫn, cũng sẽ không dễ dàng ly hôn; nhưng một đôi tình nhân bình thường hễ gặp một chuyện nhỏ lại có thể nhanh chóng đường ai nấy đi.

Nói cho cùng, bạn đang gặp một sự tình gì, trong một mối quan hệ đã được đầu tư nhiều hay ít bao nhiêu; sẽ quyết định bạn có thể chịu đựng bao nhiêu áp lực, có thể đạt được bao nhiêu thành công, có thể trụ vững bao lâu thời gian.

Người ta nói: Vĩ nhân, đại đa số là người có sức chịu đựng lớn vô cùng.