Đăng tải trên VietNamNet, người phụ nữ 43 tuổi gây sốt vì sỡ hữu vòng eo 40cm. Theo đó, cô liên tục đeo nịt bụng 16 - 20 giờ mỗi ngày kể cả khi ngủ suốt 7 năm trở thành người có vòng eo nhỏ nhất thế giới, ghi tên vào kỷ lục Guiness thế giới.

"Vòng eo ban đầu của tôi dao động trong khoảng 68 - 71cm, việc nịt bụng liên tục trong nhiều năm đã giúp tôi sở hữu số đo lý tưởng là 40cm", cô tự hào.

Người phu nữ có vòng eo 40cm sau nịt bụng. Ảnh: Internet

Trong một lần phỏng vấn, cô thừa nhận rằng quan niệm về nịt bụng của cô đang trở nên khác lạ. Tuy nhiên, cô không mấy quan tâm vì kết quả nhận được là khá hài lòng. 'Với tôi, việc nịt bụng không chỉ đơn giản là thẩm mỹ mà còn là thử thách cần phải vượt qua.'

Bà mẹ 1 con thường xuyên chia sẻ hình ảnh nịt bụng lên trang cá nhân và được chồng ủng hộ. Anh cho rằng, cô luôn biết kiểm soát bản thân và không làm tổn thương chính mình. Dù cảm giác khi nịt bụng khiến cô không thoải mái, thường xuyên bị khó thở, tức bụng đặc biệt khi mô và mỡ mềm đã hết, việc nịt bụng sẽ trực tiếp tác động lên xương sườn gây ra nhiều đau đớn nhưng vì muốn vượt qua thử thách nên bà mẹ 1 con vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng.

Tuy nhiên, cô cũng tiết lộ: "Khi mới nịt bụng, chúng chỉ tác động lên các mô mềm và mỡ, nhưng về sau quá trình giảm eo của tôi càng khó khăn." Người phụ nữ này cho đến 80 tuổi vẫn tiếp tục đeo và nhận về những ý kiến trái chiều.

Đeo nịt giảm bụng. Ảnh: Internet

Những tác hại về đeo nịt bụng có thể xảy ra là gì?

Nhiều phụ nữ đã quá tin tưởng mà trở thành ảo tưởng về sức mạnh của loại sản phẩm này. Áo nịt bụng được biết đến đơn giản chỉ là sử dụng miếng gen hoặc khăn quấn có thể co giãn và được đem về quấn quanh bụng, điều này tạo áp lực vật lý lên vòng bụng và giúp người sử dụng nhanh chóng lấy lại vòng eo thon gọn. Nhưng tác hại của nó là vô kể. 

Một người phụ nữ khi đi khám nhận về chỉ số Creatine kinase trong các chỉ số sinh hóa máu cao tới hơn 900U/L. Creatine kinase vốn chủ yếu tồn tại trong các cơ xương, não và cơ tim. Bình thường, Creatine kinase sẽ nằm trong các tế bào cơ. Một khi chỉ số này tăng cao thì trong máu thì chứng tỏ rằng cơ đã bị tổn thương hoặc cơ đang phát triển tổn thương. Lúc này, cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục ngay nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đai nịt bụng khi ép lại khiến thể tích phổi giảm đi 30 – 60%, dẫn đến khó thở. Khi chúng ta đeo đai, nó sẽ ép dạ dày khiến chúng ta ăn nhanh no. Vì vậy nên mới giảm được cân nặng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến bụng phải chịu áp lực lớn chèn ép lên dạ dày. Áp lực này có thể gây trào ngược dạ dày, hại gan, lá lách và cả thận nữa. Những mối nguy hiểm khi đeo nịt bụng là:

Gây bệnh dạ dày

Thực chất, áp ực từ áo nịt bụng sẽ khiến cho thức ăn chứa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Từ đó gây nên hiện tượng ợ nóng, khiến bạn dễ bị đầy bụng và chướng khí.

Tổn thương lá lách, thận

Ngoài ra, áp lực từ đai nịt bụng còn có thể làm gan và lá lách hay thận bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, cấu trúc của xương sườn bị biến dạng, siết chặt phổi và có thể làm cho thể tích khoang bụng bị thu hẹp. Điều này cũng làm cản trở quá trình hô hấp của con người. Đây là nguyên nhân chính khiến người sử dụng áo nịt bụng thường xuất hiện các cảm giác như: bị khó thở, dễ mất sức. Nhiều người còn xuất hiện tình trạng thở không đều, dễ bị thiếu oxy và thậm chí có thể bị ngất khi đang vận động.

Không thể giảm mỡ 

PGS. TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ trên Báo Phụ Nữ Việt Nam cho biết rằng: Sử dụng đai nịt bụng thực chất không thể làm giảm mỡ và thu gọn vòng eo và đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh. Bởi vì, lúc này vùng da bụng và cơ bụng đã bị giãn, không thể thu hồi lại được. Do đó, vết xệ sau sinh không thể sử dụng áo nịt bụng để cố định, chiếc áo nịt bụng chỉ đem lại hiệu quả sắp xếp lại vùng da chảy xệ và cố định nó trong thời gian ngắn.

Tác hại của nịt bụng. Ảnh: Internet

Ảnh hưởng cơ xương, hông

Nếu bạn chỉ đeo gen nịt bụng với hy vọng vòng 2 sẽ bé lại mà không hề luyện tập cơ bụng sẽ khiến cơ bụng bị suy yếu, từ đó dẫn đến tình trạng bị đau lưng.

Quấn đai nịt bụng trong một thời gian dài làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, siết chặt phổi, khiến thể tích khoang bụng cũng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình hô hấp như khó thở, nhanh xuống sức, chuột rút, mất nước và ảnh hưởng cơ lưng...

Tiểu không kiểm soát hoặc sa dạ con

Sau khi sinh, cơ sàn chậu và các cơ quan xung quanh cần thời gian để hồi phục. Nếu bạn đeo gen nịt bụng sớm sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ, bởi sản phẩm này sẽ tạo thêm áp lực lên sàn chậu của bạn, là nguyên nhân dẫn đến việc tiểu không kiểm soát hoặc sa dạ con.

Đối với phụ nữ sinh mổ, sử dụng áo nịt bụng cũng là nguyên nhân khiến vết mổ chậm lành, thậm chí còn có thể gây hiện tượng tăng tuần hoàn máu và giãn mạch.

Đai nịt bụng có thể gây nguy hiểm. Ảnh: Internet 

Chưa kể, sản phẩm này còn có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt vùng bụng, lưng vì cơ thể bị chật chội và bí hơi. Trong khi làm nóng và tiết mồ hôi gây cản trở lưu thông máu và không đem lại hiệu quả khiến mỡ bụng tiêu đi.

Nhiều người nhập viện sau đeo nịt. Ảnh: Internet

Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho phụ nữ rằng:

- Không nên tin tưởng các sản phẩm áo nịt bụng theo quảng cáo sau sinh vì để có thể có vòng eo thon gọn trở lại còn tùy thuộc vào mức độ sinh và cơ địa của mỗi người phụ nữ.

- Muốn thon gọn vòng eo an toàn, hiệu quả và đúng cách, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Để kết quả giảm béo thành công, không chỉ cắt giảm calo cơ thể mà bạn vẫn cần vận động cơ thể thường xuyên.

- Có thể sử dụng đai nịt bụng nhưng chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn. Phụ nữ tuyệt đối không lạm dụng sử dụng áo nịt bụng với hi vọng chiếc áo nịt bụng có thể đem lại vòng eo con kiến trong thời gian dài.

"Đai nịt chỉ hiệu quả với bạn lâu dài nếu bạn kết hợp nó với tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống tốt", huấn luyện viên nói. Không nên thắt đai liên tục mỗi ngày, chỉ nên nịt một đến hai tiếng cả ngày, thắt đi ở mức độ dễ chịu. Lúc ngủ nên tháo ra.