Để phát huy hết tác dụng của kem chống nắng và mang lại hiệu quả cho da tốt nhất, cần lưu ý những điều cơ bản sau:

Bỏ quên hạn sử dụng của kem chống nắng 

Thực tế thì kem chống nắng vẫn có hạn sử dụng và thời gian trong khoảng một năm đến một năm rưỡi. Không nên sử dụng một lọ kem chống nắng trong thời gian quá lâu, kéo dài từ năm này sang năm khác. Việc bạn ghi ngày bắt đầu mở lọ kem chống nắng trên bao bì rất quan trọng. Bởi vì khi biết mình bắt đầu sử dụng hoặc ngày mình mua sẽ giúp ta kiểm soát được thời gian sử dụng kem chống nắng. 

Chỉ thoa kem chống nắng khi trời nắng hoặc đi ra ngoài 

Bạn chỉ nên sử dụng kem chống nắng vào những lúc trời nắng hoặc khi phải đi ra ngoài. Tia UVB sẽ hoạt động rất mạnh vào thời điểm trời nắng gắt. Từ đó sẽ làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da. Chúng độc hại tới mức có thể xuyên qua cửa kính cũng như quần áo. Chính vì vậy, ngay cả khi ngồi ở nơi râm mát tia UV vẫn có thể tấn công lên làn da. Điều này khiến bạn cần phải bôi kem chống nắng hàng ngày ngay cả khi ở nhà hoặc lúc đi ra ngoài. 

Ảnh minh họa: Internet

 

Sai lầm khi nghĩ sản phẩm kem chống nắng nào cũng giống nhau 

Thật sai lầm khi bạn nghĩ rằng bất kể một tuýp kem chống nắng nào giống giống nhau. Mỗi một loại kem chống nắng sẽ được thiết kế phù hợp với từng loại da khác nhau cũng như nhu cầu của người sử dụng. Ví dụ, dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 để thoa trước khi đi tắm biển, sẽ khiến làn da vẫn sẽ đen sạm như thường. Vì đi biển thì cần sự bảo vệ của kem chống nắng có SPF 50.  

Trong trường hợp nếu như ra là khô mà lại sử dụng kem chống nắng cho da dầu thì sẽ càng có nguy cơ bị mụn nhiều hơn. 

Hiệu quả của kem chống nắng cao khi chỉ số SPF cao 

Chỉ số chống nắng SPF được gọi là chỉ số quang phổ rộng. Điều này để nói nên rằng, khi kem chống nắng có công thức quang phổ rộng lớn thì khả năng chống nắng của nó càng cao. Da mặt vốn là vùng mỏng manh, nhạy cảm, vì thế khi sử dụng kem chống nắng, bạn nên cẩn trọng lựa chọn chỉ số này cho phù hợp. cụ thể, chỉ số chống nắng phù hợp với vùng da mặt sẽ từ SPF 15 – 30; đối với da toàn thân, 30 - 50 SPF. 

Ảnh minh họa: Internet

Cần làm sạch da mặt khi dùng kem chống nắng 

Thao tác này rất quan trọng bởi vì khi da mặt được làm sạch rồi mới bôi kem chống nắng lên sẽ hạn chế việc bụi bẩn bám lên da, từ đó làm bít tắc lỗ chân lông. Tất nhiên, cũng cần làm sạch da sau khi sử dụng kem chống nắng. 

Tẩy trang cho da sau một ngày thoa chống nắng 

Kem chống nắng cũng được coi là một loại mỹ phẩm. Chính vì thế, để kem chống nắng trên da sau một ngày dài mà không làm sạch da, lớp kem sót lại sẽ kết thành bụi bẩn cùng với mồ hôi khiến lỗ chân lông bít tắc sinh ra mụn. 

Cần thoa lại kem chống nắng sau hai tiếng 

Khi da đổ mồ hôi, hoặc tiếp xúc với nước, hoặc khi bôi lội... sẽ làm cho lớp kem chống nắng bị trôi đi. Chính vì thế, bạn cần thoa lại kem chống nắng sau một khoảng thời gian khoảng 2 tiếng. 

Ảnh minh họa: Internet

Cần bảo quản kem chống nắng đúng cách 

Nếu như bạn bảo quản kem chống nắng sai cách sẽ làm cho các thành phần trong sản phẩm bị biến chất. Kết quả từ việc này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của kem chống nắng, tác động tiêu cực tới tác dụng của việc bôi lên da. 

Không nên dùng chung một loại kem chống nắng cho các vùng cơ thể 

Cần sử dụng kem chống nắng cho da mặt riêng và kem chống nắng cho body riêng. Tại sao lại như vậy? Bởi vì kem chống nắng dành cho cơ thể sẽ có thành phần hóa học mạnh hơn. Nếu như dùng chung với kem dành cho da mặt thì sẽ làm cho da mặt bị kích ứng.