Đừng chỉ nhìn vào lỗi sai

Trong giờ học, một giáo viên viết lên bảng: 

Sau khi viết xong, quay xuống nhìn học trò, tất cả đều cười khúc khích vì cô giáo viết sai bảng cửu chương, những phép tính tưởng chừng mọi giáo viên phải nằm lòng rồi mới phải, đã thế lại còn viết sai ngay dòng đầu tiên. Trước những tràng cười khoái trá của học sinh, cô giáo ôn tồn đáp:

“Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em học một điều còn quan trọng hơn môn toán – đó là một thực tế phũ phàng và đau lòng đang diễn ra trong thế giới của chúng ta. Các em có thể thấy rằng cô viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi cô về điều đó cả, tất cả đều chỉ nhìn vào lỗi sai duy nhất của cô mà thôi”.

Thực vậy, trong xã hội ngày nay, con người thường thích chỉ trích sai lầm của người khác hơn là nói những lời tán dương, khen ngợi. Có thể điều đó sẽ giúp họ cảm thấy mình giỏi hơn người khác, mình ở vị trí cao trongxã hộivà cảm thấy tự tin hơn ở bản thân. Thế nhưng, theo thời gian lâu dần, những suy nghĩ ấy trở nên ăn sâu vào tiềm thức, khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, hẹp hòi. Và chẳng bao lâu nữa, những người yêu thương cũng lặng lẽ rời xa, bởi khi phán xét người khác, ta đâu còn thời gian và trái tim để yêu thương ai được nữa. 

Xin hãy nhớ rằng: Chúng ta là con người, và sai lầm sẽ chẳng bao giờ bỏ qua bất kỳ ai trong chúng ta. Nhưng mà, chẳng phải nhờ nó mà chúng ta mới trưởng thành như hiện tại sao? Vậy thì có lý do gì để chúng ta ghét bỏ những sai lầm, chỉ trích những người từng phạm sai lầm và oán trách bản thân khi mắc sai lầm?  Khi đối mặt với mọi chuyện ở đời bằng ánh mắt khoan dung, bạn sẽ không tùy tiện tức giận, bạn sẽ biết cách nhẫn nhịn, và dần dần sẽ có một trái tim trưởng thành, vị tha.


Trong gia đình:

Con cái mắc lỗi, bố mẹ xử phạt là chuyện thường. Nhưng có những lúc bố mẹ không lắng nghe lời giải thích của con mà chỉ nhìn vào cái sự thật trước mắt để đánh giá. Liệu như vậy có công bằng cho những đứa trẻ. Bố mẹ hãy thử đứng vào vị trí của con mình, để hiểu được suy nghĩ, hành động của con, biết đâu những điều sai đấy của con lại vì bố mẹ thì sao?.

Con cái cũng đã từng đứng vào vị trí của bố mẹ để biết vì sao bố mẹ mắng mỏ khi mình làm sai, vì sao bố mẹ nhắc nhở, khuyên can hay chỉ bảo trước khi bạn dự định làm 1 chuyện nào đó?

Hay như 3 chị em trong 1 gia đình. 2 chị đã yên bề gia thất, đã có 1 gia đình hoàn chỉnh cho riêng mình. Các chị lúc nào cũng muốn em gái mình hạnh phúc. Nhưng từ lúc nào đó, các chị đã đẩy em gái vào cái suy nghĩ, cái cách sống mà 2 chị đề ra. Phải kiếm 1 công việc ở gần thế này, phải yêu và lấy 1 anh chàng hơn mình vài tuổi, rồi thế này, thế kia… Các chị đã từng đứng vào vị trí của cô em gái mình để nghĩ chưa?. 25 tuổi, em gái các chị đã đủ lớn, đã đủ khả năng để tự quyết định cuộc sống của chính mình rồi. Các chị có biết em còn những ước mơ, hoài bão mà em chưa thực hiện được, các chị có biết em muốn tìm kiếm cho mình 1 con đường phù hợp với mình , muốn yêu 1 anh chàng luôn làm em cười, luôn ở cạnh chăm sóc, lo lắng cho em. Em sẽ cùng anh ấy đi hết con đường đời các chị ạ. Hạnh phúc, nhất định em sẽ hạnh phúc vì đây là con đường em chọn.

Với bạn bè:

Từ sự chia sẻ, quan tâm, luôn sống hết mình vì bạn bè đã kéo những con người từ xa lạ lại gần nhau hơn.  Rồi từ đó trở thành những cặp bạn bè thân thiết, những cặp bài trùng trong cả học tập, công việc và cả những thói quen.

Nhưng nếu có 1 biến cố xảy ra, có thể vì 1 lý do nào đó như gia đình, người yêu hay địa vị danh lợi, khiến cho bạn bè trở mặt. Liệu bạn có dám khẳng định rằng bạn sẽ vượt qua được tất cả để giữ lại được cái tình bạn thiêng liêng mà không dễ gì bạn có được không?

Đôi khi tiền bạc, địa vị sẽ khiến bạn mờ mắt. Bạn có thể bất chấp thủ đoạn để có được nó dù là lợi dụng người bạn thân thiết nhất. Trường hợp này không phải chưa từng có, mà là có rất nhiều, giữa cái cuộc sống không công bằng hiện nay.

Nếu bạn đứng vào vị trí của người bạn bị lợi dụng đó, bạn sẽ cảm thấy thế nào?