Ba lời không nói

Lời oán hận không nên nói

Người trong lúc không vừa ý hài lòng, thường nói ra những lời trách móc oán hận, oán hận ông chủ, oán hận bạn bè, thậm chí oán hận cả người nhà. Người hay nói lời oán hận, thường hay mượn đề tài để nói chuyện của mình, đâm bị thóc, chọc bị gạo, muốn đối phó người này, muốn đối phó người kia. Tuy nhiên kết quả chính mình lại phải nhận quả đắng. Hà tất phải bị như vậy?

Lời làm tổn hại người khác không thể nói

Có người nói năng tùy tiện, đối với người khác không đủ tôn trọng và bao dung, thường xuyên dùng lời nói làm tổn thương người khác, có lúc là hại người ích ta, có lúc tổn hại người khác mà không có lợi cho mình. Lời nói hại người là nhất thời, nhưng nhân cách của mình bị người ta coi thường, lại là tổn thương vĩnh viễn.

Lời nói dối không thể nói

Nhà Phật giảng “ngũ giới”, “vọng ngữ giới” là một trong số đó. Vọng ngữ chính là “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng”, cũng chính là “nói dối”, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.

Ba việc không làm

Những chuyện tự rước phiền não

Không nên so sánh bản thân với người khác. Có câu nói rằng: “So sánh với người, tự mình tức chết”, so đi so lại, bản thân cuối cùng được gì đây?

Nếu như thật sự phải so sánh, thì hãy nhìn lại chính bản thân mình, đối chiếu với ngày hôm qua, thì bản thân của hôm nay có vui vẻ hơn không, hạnh phúc hơn không? Nếu câu trả lời là không, đó mới chính là điều cần phải so sánh.

Những chuyện thay đổi người khác

Mỗi người đều có thói quen và cách sống của riêng mình, không có điều gì đúng sai tuyệt đối, cũng không có ai là toàn diện cả.

Thay vì thay đổi người khác, chi bằng thay đổi chính mình. Thật ra, bản thân bạn mới chính là người cần thay đổi để luôn hoàn thiện hơn.

Thay vì chỉ trích người khác, giận dỗi người khác, đòi hỏi người khác phải thay đổi theo mong muốn của ta, chi bằng hãy chung sống hòa thuận, dĩ hoà vi quý, mọi mâu thuẫn lớn nhỏ đều không để trong tâm.

Những chuyện ham chiếm tiện nghi

Nói đến lợi ích, có những thứ rất bề mặt, ai ai cũng nhìn thấy được. Nhưng lại có những thứ rất ẩn hình, tưởng là “phúc” đấy, thực ra lại là hoạ, tưởng là “lợi” đấy, thực ra lại thiệt thòi nhiều hơn.

Bởi vậy, chỉ có người dại mới ham chiếm tiện nghi, tranh tranh đấu đấu, tìm cách vơ lợi ích về mình. Họ tưởng rằng đó là khôn ngoan, nhưng cuối cùng lại khiến bản thân phải chịu thiệt nhiều hơn.

Ba loại người không kết giao

 Người hờ hững vô tình

Một người ngay đến cả thân nhân của mình cũng không muốn quan tâm, vậy làm sao có thể yêu mến bạn bè, yêu mến người khác được đây?

Những người hờ hững vô tình, lòng dạ sắt đá, lạnh lùng băng giá – kiểu người như vậy tuyệt đối đừng kết giao!

Nếu muốn kết giao thì hãy kết giao với những người coi trọng tình cảm, hiếu thảo với cha mẹ, thuận hoà với anh em, chân thành với bạn bè.

Những người coi trọng tình thân, quý trọng tình bạn, mới thực sự đáng để kết giao.

 Người hám lợi

Trên thế giới luôn có kiểu người chỉ biết đến lợi ích, trong tâm của họ ích lợi luôn vượt trên hết thảy. Loại người như vậy sẽ chỉ biết lợi dụng người khác, thậm chí vì lợi ích mà sẵn sàng bán đứng cả thân nhân bạn bè.

Trong cuộc sống, nếu giao du với loại người này bạn sẽ mãi là đối tượng bị bòn rút, là vật trong túi bị đem ra đổi trao, mua bán.

Đương nhiên họ cũng biết phó xuất, nhưng phó xuất của họ chỉ là quân cờ để nhận được lợi ích lớn hơn, thu lợi nhiều hơn từ người khác. Loại người này đương nhiên không thể kết giao rồi!

Người không giữ lời

Khổng Tử nói: “Nhân vi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, nghĩa là, người không có chữ tín sẽ chẳng làm chi nên việc.

Chính là nói, con người phải coi trọng lời hứa, nói sao làm vậy, đã mở miệng là phải giữ lời, không thể lúc thì thế này lúc lại thế khác, sẽ khiến đối phương rơi vào tình thế khó xử.

Trong cuộc sống, giao du với người nói mà không giữ lời thật đúng là ác mộng, ôm giữ hy vọng với người không xem trọng lời hứa quả thật là phí hoài thời gian.