Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có một số ni cô sau khi xuất gia vẫn cảm thấy dục niệm còn lưu lại trong tâm can mình. Họ liền cùng nhau tới gặp một vị ni cô già để xin lời chỉ dạy.

Vị ni cô này nói với họ, mọi suy nghĩ và hành động thể hiện sự tham dục của con người cũng giống như ngọn lửa cháy lan ra khắp nơi, càng cháy càng mạnh, những thứ bị nó thiêu rụi cũng càng nhiều.

Sau đó, bà kể cho những người kia nghe về câu chuyện nhân quả - báo ứng mà đích thân bà từng thể nghiệm.

Trong kiếp trước, vị ni cô ấy từng là một đại phu nhân của gia đình danh giá. Tuy gia thế phú quý, nhưng cả đời lại không có được một người con.


Sau này, chứng kiến phu quân lấy vợ lẽ và sinh được một người con trai, bà cảm thấy vô cùng ganh tỵ, dần dần nảy sinh uất hận, lại bởi uất hận mà hình thành tà niệm, nên đã lén bỏ thuốc giết chết đứa trẻ.

Khi cậu bé vô tội ấy qua đời, Nhị phu nhân khóc ngất mấy lần, đem lòng oán hận vì tin rằng bà cả đã hại chết con mình. Đại phu nhân đương nhiên không nhận tội, còn thề độc mà nói rằng:

"Nếu quả thực ta giết con cô, thì chồng ta sẽ bị rắn độc cắn chết, con ta sẽ bị chết đuối, bị chó sói cắn chết, tự ta sẽ ăn thịt con mình, rồi ta sẽ bị chôn sống, cha mẹ ta cũng bị thiêu chết".

Trong kiếp trước, lời thề độc của bà không hề trở thành hiện thực...

Sau khi qua đời, bà chuyển kiếp thành một người phụ nữ. Đó chính là ni cô ở đời này. Thế nhưng, ác nghiệp và lời thề độc từ kiếp trước đã theo tới kiếp này và khiến bà phải nhận báo ứng.

Ở kiếp này, bà đầu thai thành một cô gái xinh đẹp, xuất thân từ gia đình cao quý. Tới khi trưởng thành, bà kết hôn cùng một người đàn ông ưu tú, có được cuộc hôn nhân vô cùng xứng đôi vừa lứa.

Sau này, ba mẹ chồng lần lượt qua đời, bản thân bà lại mang thai đứa con thứ hai nên nói với chồng cho mình về nhà mẹ đẻ an dưỡng.

Chồng bà đương nhiên đồng ý. Hai người nhanh chóng thu xếp hành lý và đưa đứa con lớn về nhà ngoại.

Nào ngờ mới đi được nửa đường thì bà đã trở dạ muốn sinh. Đứa trẻ sinh ra vẫn còn mùi máu tanh, mùi hương ấy đã dẫn dụ rắn độc đến cắn chết chồng bà ngay trên đường.

Không còn cách nào khác, bà đành cố nén đau thương, lưng cõng người con lớn, tay bồng đứa con nhỏ, tiếp tục lên đường về nhà mẹ đẻ.

Họ cứ đi mãi cho đến khi tới một con sông lớn chẳng có người qua lại. Người phụ nữ ấy chỉ có thể để đứa con trai lớn ở bên bờ sông, rồi ôm đứa nhỏ lội qua dòng nước. Sau đó, bà lại đặt đứa con nhỏ bên bờ, định bụng bơi về bên này để quay lại đón đứa lớn. 

Trớ trêu thay, khi đang quay lại để đón con trai lớn, thì đứa bé ấy trong chớp mắt đã tự nhảy xuống nước bơi đến chỗ mẹ, nhưng lại bị một con sóng lớn cuốn đi mất. Bà đau đớn vô cùng, quay lại nhìn người con mới sinh thì lại phát hiện ra đứa bé đã bị chó sói ăn thịt.

Phải tận mắt chứng kiến hết thảy những cảnh tượng ấy, người phụ nữ đau đớn đến mức tuyệt vọng. Lúc này đây, lựa chọn duy nhất của bà là trở về nương nhờ nhà mẹ trẻ. Không ngờ rằng, nhà bố mẹ ruột bị hỏa hoạn, cả gia đình chết cháy, không một em còn sống…

Sau này, bà buộc phải tái hôn lần nữa. Một đêm nọ, người chồng sau khi đã uống say liền trở về nhà gõ cửa.

Khi ấy bà vừa mới sinh con, chưa kịp ra mở cửa. Người đàn ông ấy nổi điên, phá cửa xông vào, làm đứa con trai mới sinh ngã xuống đất chết.

 Sự thật phổ biến trong thế gian nầy, trừ các bậc thánh hiền, siêu nhân những người quên mình vì người, không ai không nghĩ đến và thương yêu người khác. Ðó là không nói đến những kẻ giết hại người khác để xây dựng hạnh phúc của mình. Thông thường người ta lo cho hạnh phúc riêng tư của bản thân rồi mới lo cho hạnh phúc kẻ khác. Ðó là không nói đến những kẻ bên ngoài thì có vẻ lo cho hạnh phúc của kẻ khác như vợ, chồng, con, cháu vv… song bên trong với hậu ý là lo cho hạnh phúc của riêng mình. Ðây là một sự thật rất phổ biến, nếu quan sát một cách tế nhị thì có thể nhận thấy một cách dễ dàng.

Bởi là một sự thật phổ biến, nên Phật không những thừa nhận mà còn xem là điều hợp tình hợp lý. Ðã là chúng sanh thì không chúng sanh nào là không cố chấp bản ngã. Nói cách khác, vì cố chấp bản ngã cho nên mới thành chúng sanh. Như thế trong chừng mực nào đó, người ta có thể thương yêu bản thân, gia đình mình, xã hội mình nếu sự thương yêu nầy không tổn hại cá nhân, gia đình xã hội kẻ khác.

 Bởi có nhiều người vì thương yêu bản thân, gia đình, xã hội mình mà làm hại cho cá nhân, gia đình, xã hội kẻ khác nên Phật mới kêu gọi trí tuệ con người: “con người cần phải xem sự sống và quyền sống của kẻ khác ngang với sự sống và quyền sống của mình”. Bởi vì sự sống và quyền sống của tất cả chúng sanh là bình đẳng cho nên Phật mới khuyên: “Yêu mình thì đừng hại người”.

Ðạo lý nầy vốn rất là phải chăng, không có gì đáng đến nỗi người ta không thể thực hành được. Nếu một người thích được sống còn thì họ có thể tu học theo giới điều không sát sanh, tôn trọng sự sống của người khác. Nếu một ngươì thấy rằng những điều kiện vật chất là những gì cần thiết để sống thì họ có thể tu học theo giới điều không trộm cướp, tôn trọng tài sản và môi trường sinh sống của kẻ khác.