Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung phù hợp để bảo vệ sức khỏe phụ nữ
Căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ
Ung thư cổ tử cung là một trong hai căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Số liệu thống kê của Trung tâm thông tin HPV (HPV Information Centre) cho thấy mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 17 ca mắc mới và 7 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ CKI Đặng Thị Trân Hạnh, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Từ Dũ cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus HPV (human papilloma virus).
Virus HPV có thể ra các bệnh như ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ. Những bệnh này do chủng virus HPV 16, 18, 31 và 45 gây nên. Bên cạnh đó chủng virus HPV 6,11 có thể gây ra hiện tượng mụn cóc sinh dục.
Biết được thông tin về căn bệnh phổ biến này, nhiều chị em phụ nữ đều thu xếp thời gian để đi tiêm vắc xin để phòng bệnh hiệu quả.
Chị Thu Hương (Quận 6, TP.HCM) chia sẻ chị năm nay 22 tuổi và em gái 20 tuổi được cha mẹ thông tin về căn bệnh này và nhắc nhở nên đi tiêm ngừa HPV để phòng bệnh cho bản thân.
Chị Lan Anh (Quận 2, TP.HCM) đã tiêm đầy đủ các mũi ngừa HPV nên cũng có ý định đưa em họ 10 tuổi đi tiêm ngừa chủng virus này nhằm bảo vệ sức khỏe từ sớm.
Độ tuổi thích hợp để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Về các loại vắc xin hiện nay, bác sĩ Nguyễn Thế Thành, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung ở nước ta hiện có 2 loại: Gardasil và và Cervarix.
Trong đó, vắc xin nhị giá Cervarix phòng ngừa 2 chủng HPV 16 và 18. Loại vắc xin này tiêm 03 lần, các lần tiêm cách nhau 0, 1 và 6 tháng.
Vắc xin tứ giá Gardasil phòng ngừa bốn chủng HPV là 6, 11, 16 và 18. Vắc xin này tiêm ba lần, tương tự cách nhau 0, 1 và 6 tháng.
Trên thực tế, vắc xin được dung nạp tốt. Khi tiêm có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp là đau, sưng, nóng, đỏ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt, buồn nôn, xây xẩm. Chị em phụ nữ sau khi tiêm cần theo dõi 30 phút tại địa điểm tiêm và theo dõi những ngày tiếp theo tại nhà.
"Một số nước trên thế giới đưa loại vắc xin này vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho học sinh từ 9 tuổi đến 13 tuổi. Điều này đủ để biết vắc xin mang lại hiệu quả tốt", bác sĩ Thành thông tin.
Độ tuổi thích hợp để tiêm vắc xin theo Bộ Y tế là nữ giới từ 9 – 26 tuổi (không khuyến cáo tiêm ngừa HPV cho phụ nữ trên 26 tuổi). Cần chú ý thời điểm hiệu quả để tiêm ngừa ở nữ giới là trước khi có quan hệ tình dục. Ở những người từng quan hệ tình dục, tiêm ngừa vắc xin HPV vẫn mang lại hiệu quả dự phòng.
Ngoài việc tiêm ngừa, các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu.
Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
Vắc xin có thể được làm từ 3 dạng:
Toàn phần: Nguyên cả mầm bệnh nhưng mầm bệnh đã bị làm yếu đi hoặc đã chết như vắc xin ho gà toàn tế bào (wP), vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV), vắc xin bại liệt dạng uống (OPV), sở, tiêu chảy (Rotavirus…)
Tiểu phần: Chỉ lấy một phần của mầm bệnh như vắc xin ho gà vô bào (aP), viêm màng não do Hib tuýp b (Hib), vắc xin phế cầu, viêm gan B…
Giải độc tố: Độc tố đã được xử lý làm mất khả năng gây bệnh như vắc xin uốn ván, bạch hầu…
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....