Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Chúng truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng lâm sàng

Trường hợp mắc sốt xuất huyết cần lưu ý

-Trẻ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi

-Béo phì

- Bệnh nền: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng thận hư, viêm loét dạ dày, thiếu máu tan máu,...

- Sống một mình, ở xa các cơ sở y tế, không có cách vận chuyển đảm bảo

Các giai đoạn bệnh

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 4 giai đoạn:

Điều trị

Sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng:

Thời gian điều trị: 7-10 ngày tính từ ngày sốt đầu tiên.

- Có thể điều trị tại nhà sau khi bác sĩ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kế hoạch điều trị.

- Uống nhiều nước oresol/nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..)/nước cháo loãng với muối.

Khi người bệnh sốt:

- Lau người bằng nước ấm

- Uống thuốc Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ

- Tuyệt đối không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen.

Phòng bệnh

-Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

- Phòng chống muỗi đốt

- Phun hóa chất phòng, chống dịch

Chăm sóc và theo dõi

Chế độ dinh dưỡng

Nên: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước.

Không nên: Ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ (tiết canh, cà phê, đậu sẫm màu...)

Dấu hiệu cần chú ý và theo dõi

- Theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ngày, số lượng nước tiểu mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy.

- Chú ý tình trạng tri giác: Tỉnh táo hay kích thích, lơ mơ.

- Tình trạng xuất huyết (nếu có): Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đại tiện ra máu hoặc có phân đen, nôn ra máu, tiểu ra máu.

Lưu ý trong quá trình điều trị

-Nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng

- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

- Trình thuốc bạn đang sử dụng tại nhà để bác sĩ theo dõi

- Súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng, không dùng bàn chải đánh răng đến khi có hướng dẫn của nhân viên y tế

- Báo nhân viên y tế khi có các dấu hiệu chảy máu: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen và tri giác lơ mơ.

Lưu ý sau khi điều trị

-Uống thuốc theo đơn (nếu có)

- Ăn uống bồi dưỡng sức khỏe theo nhu cầu và theo bệnh lý kèm theo (nếu có)

- Ngủ màn phòng muỗi đốt, hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng

Dấu hiệu cần tái khám

-Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì

- Nôn tăng

- Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau

- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn

- Chảy máu bất kỳ: Chân răng, máu cam, âm đạo

Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, Bộ Y tế; TS.BS Dương Bích Thủy, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM; Ths Lê Thị Quế, khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.