Để “mẹ tròn con vuông”, mẹ bầu nhất định cần chuẩn bị những điều này?
Lựa chọn nơi sinh con
Việc lựa chọn bệnh viện để sinh con là điều rất quan trọng bạn cần quyết định trước khi sinh. Khi lựa chọn nơi sinh con, bạn cần xem xét một số khía cạnh sau: Khoảng cách tới bệnh viện, hình thức sinh con, chọn bác sĩ và y tá hộ sinh; tham quan bệnh viện trước sinh.
Lựa chọn hình thức sinh con
Bạn có thể sinh con theo hình thức sinh thường qua đường âm đạo, kích sinh hoặc sinh mổ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định kích sinh hoặc mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nếu quá trình chuyển dạ không thuận lợi.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ và cùng thảo luận về thời điểm sinh mổ nếu tình trạng sức khỏe của bạn hoặc bé không cho phép sinh thường.
Lựa chọn hình thức sinh con trước khi sinh quyết định rất lớn tới thời điểm sinh, nơi sinh và những việc cần chuẩn bị. Do đó, bạn hãy thảo luận với bác sĩ khám thai để lựa chọn hình thức sinh phù hợp trong những tuần cuối thai kỳ.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn và em bé trong bụng và điều này cũng có ảnh hưởng quyết định tới quá trình vượt cạn. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều protein, rau xanh, hoa quả và hạn chế ăn đường để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ.
Trong thai kỳ, đặc biệt là trước khi sinh, bạn có thể sẽ mệt mỏi, bị ợ nóng, táo bón hoặc tiêu chảy… Vậy nên chế độ dinh dưỡng của bạn cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ và uống bổ sung sữa để đảm bảo dinh dưỡng.
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
Phụ nữ cần có sức khỏe và sức chịu đựng rất tốt trong suốt thời gian vượt cạn để mẹ tròn con vuông. Nếu bạn là người ít rèn luyện sức khỏe thì quá trình vượt cạn có thể sẽ kéo dài và khó khăn hơn do sức chịu đựng của bạn kém hơn.
Vậy nên, các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên tập thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần để rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm sưng, phù nề trong thai kỳ và giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng.
Tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên có kinh nghiệm và đảm bảo an toàn khi tập. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem tình trạng sức khỏe của bạn và em bé trong bụng có cho phép thực hiện các động tác luyện tập đó hay không.
Xin nghỉ thai sản
Thường các mẹ bầu có tâm lý sẽ đi làm tới ngày lâm bồn để có nhiều thời gian chăm sóc con sau khi bé chào đời. Điều này không nên vì trước khi sinh mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, soạn đồ đạc sẵn sàng… để chuẩn bị tới bệnh viện. Tốt nhất bạn nên xin nghỉ trước ngày dự sinh 1-2 tuần.
Cùng chồng lên kế hoạch tài chính
Sẽ có rất nhiều khoản vợ chồng bạn phải chi tiêu trong thời gian tới, mặt khác khoản lương của bạn có thể ít đi trong thời gian nghỉ thai sản. Hãy cùng chồng lên kế hoạch cụ thể về những khoản chi tiêu để bạn chủ động và yên tâm hơn về tài chính trước khi sinh.
Tham gia lớp học tiền sản
Lớp học tiền sản sẽ trang bị cho bạn:
Những kiến thức cơ bản về vấn đề chuyển dạ, phương pháp đẻ thường với đẻ mổ.
Những hướng dẫn cơ bản chuẩn bị về mặt thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc chào đón một em bé sơ sinh trong cuộc sống của các cặp đôi.
Một số hướng dẫn để giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng như: Cách thở, cách rặn đẻ...
Những kiến thức cơ bản về việc làm quen với bé sơ sinh, chăm sóc bé lúc mới sinh (dinh dưỡng, vệ sinh, các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh..).
Cách chăm sóc sản phụ sau khi sinh (vệ sinh, dinh dưỡng, tâm lý...).
Ngủ đủ giấc
Là một trong những việc quan trọng số một mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi bước vào “cuộc chiến”. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe vì khi đến phòng sinh, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi cộng với quá trình sinh nở cũng rất mất sức.
Vệ sinh cá nhân
Việc vệ sinh cá nhân không chỉ tạo cho mẹ bầu cảm giác sạch sẽ, thoải mái mà còn có thể hạn chế cho bé một số bệnh lây nhiễm khi chào đời.
Cắt móng tay móng chân, bôi sạch màu sơn trên móng: Bàn tay mẹ thường xuyên tiếp xúc với bé khi bế, cho con bú.
Móng tay dài và sơn là môi trường để vi khuẩn gây bệnh cho trẻ phát triển, nhất là các bệnh về đường ruột. Hơn nữa da trẻ sơ sinh vốn mỏng và dễ bị tổn thương. Móng tay của mẹ dài có thể làm trầy xước da bé bất kỳ lúc nào.
Cắt tóc ngắn để không vướng víu khi vượt cạn là việc làm rất tốt. Nếu vẫn muốn giữ mái tóc dài, bạn cần kẹp tóc gọn gàng. Tắm rửa sạch sẽ, mặc những trang phục rộng, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.