Hiện tượng đầy bụng, khó tiêu thường do sự dối loạn về hệ tiêu hóa, gây nên sự sự trì trệ trong quá trình chuyển hóa thức ăn tại dạ dày và ruột. Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bầu thường có một chế độ ăn đặc biệt với nhiều món ăn cũng như số lượng để có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi, nên nguy cơ mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu là không tránh khỏi.

Bên cạnh đó, việc không kiểm soát chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị,... cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đầy bụng khi mới mang thai.

Chứng đầy bụng khi mới mang thai gây cho mẹ bầu rất nhiều phiền toái và khó chịu. (Ảnh minh họa: Internet)

Một số triệu chứng đầy bụng ở phụ nữ mới mang thai

Tức phần bụng phía trên

Đây là hiện tượng phổ biến khi bà bầu mới mang thai mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu. Theo đó, tức bụng phía trên sẽ gây ra cảm giác ụng óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên ợ chua hoặc ợ khan. Điều này sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chán ăn và đôi khi bị đau bụng lâm râm.

Bị tiêu chảy, táo bón

Ở một số trường hợp, mẹ bầu không chỉ bị đầy bụng mà còn kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón khi mang thai. Những dấu hiệu này báo hiệu hệ tiêu hóa của mẹ bầu đang gặp vấn đề và cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ, để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chán ăn, nhanh no

Theo đó, khi bị đầy bụng nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác chán ăn hay thậm chí sợ ăn. Theo đó, hiện tượng này xuất hiện là do dịch tiêu hóa không được tiết ra nên cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán ngẩm khi nhìn thấy đồ ăn. Nếu cố gắng nuốt thức ăn, chị em sẽ cảm thấy vướng nghẹn vùng cổ họng và sẽ buồn nôn.

Đầy bụng khi mới mang thai có gây nguy hiểm cho bà bầu?

Đầy bụng khi mới mang thai cũng giống như đau lưng, ợ nóng và thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà chỉ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời, nó cũng sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi nếu mẹ bầu có cách điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm giác ngon miệng, làm bà bầu chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Mẹ bầu nên có một chế độ ăn hợp lý, khoa học để tránh chứng đầy bụng khi mới mang thai. (Ảnh minh họa: Internet)

Cải thiện chứng đầy bụng khi mới mang thai

Khi ngủ, mẹ bầu nên kê cao gối ở phần đầu và lưng để giảm bớt sự khó chịu do chứng đầu bụng gây ra.

Tránh xa khói thuốc bởi nó sẽ gây đảo lộn dịch dạ dày, từ đó làm cảm giác đầy bụng càng thêm khó chịu hơn.

Khi bị đầy bụng, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa chính thành 5 đến 6 bữa để giảm bớt lượng thức ăn hấp thụ trong một thời điểm. Cách này sẽ giúp giảm chứng đầy bụng khi mới mang thai hiệu quả. Bên cạnh đó, gắng nhai kỹ, từ từ, chậm rãi và hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.

Tuyệt đối không được nằm ngay sau ăn, thay vào đó cố gắng vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ sau khi ăn 1 tiếng để kích thích tiêu hóa.

Có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm hỗ trợ giảm chứng đầy bụng khi mới mang thai hiệu quả là: Ớt, đu đủ, hành, củ cải, gừng, hạt tiêu đen, tí tô,... Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm này ở mức vừa phải thì sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.