Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống do ăn thực phẩm không sạch, chưa được nấu chín, rau sống rửa chưa sạch, uống nước chưa đun sôi, nguồn nước không hợp vệ sinh,.... Theo đó, khi giun xâm nhập vào cơ thể, không chỉ hút chất dinh dưỡng mà còn có thể hút máu của trẻ để tồn tại và sinh sản. Điều này sẽ gây nhiều bất lợi cũng như ngăn cản quá trình phát triển của trẻ.

Lúc này, trẻ sẽ chậm lên cân, không tăng trưởng chiều cao, thậm chí ảnh hưởng đễn chỉ số IQ. Thậm chí, giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật, chui vào mạch máu, qua gan, phổi… Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Giun sán sẽ gây nhiều bất lợi cũng như ngăn cản quá trình phát triển của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun

Khi giun xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ thường tiết ra độc tố khiến trẻ cảm thấy chán ăn, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy, táo bón, phân có nhớt hoặc có máu. Trường hợp nghiêm trọng hơn trẻ còn có thể bị tắc ruột do lượng giun quá nhiều.

Bên cạnh đó, do bị thiếu máu và dinh dưỡng nên trẻ sẽ có dấu hiệu xanh xao, mệt mỏi, khó ngủ, thường xuyên lo lắng và bồn chồn kém tập trung. Đặc biệt, những trường hợp nhiễm giun kim, bé sẽ thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm, do giun thường đẻ trứng vào lúc này.

Cách phòng tránh giun ở trẻ

Giữ vệ sinh sạch sẽ và tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.

Tuân thủ nguyên tắc cho trẻ ăn chín, uống sôi. Lưu ý, trong quá trình chế biến cần cẩn thận và không để lẫn thực phẩm sống, chín chung với nhau. Đồng thời, các loại trái cây và rau củ quả cũng cần được ngâm với nước muối ít nhất 10 phút trước khi ăn.

Không nên thường xuyên cho trẻ ăn uống ở những quán ăn ngoài vỉa hè, không hợp vệ sinh.

Hạn chế cho trẻ dùng tay cầm thức ăn cho vào miêng hoặc mút tay khi đang chơi bẩn.

Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần cho trẻ.

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Ảnh minh họa: Internet

Nguy cơ khi trẻ bị nhiễm giun

Hầu hết các loại giun đều tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể. Trong đó, giun tóc và giun móc khi bám vào niêm mạc ruột có thể gây viêm loét ruột, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết. Giun đũa có thể gây tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy gây ra các triệu chứng đau bụng dai dẳng, ói mửa, vàng da, viêm gan,...

Ngoài ra, giun chỉ bạch huyết sẽ gây phù da tắc mạch bạch huyết hay giun đũa, giun tóc và đặc biệt là giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, tăng bạch cầu eosinophile. Bên cạnh đó, các loại nang ấu trùng sán dây nếu lên tới não có thể gây động kinh, đột tử, nếu ký sinh ở mắt sẽ gây mù lòa.

Hay sán lá phổi xâm nhập làm vỡ thành mạch máu phổi gây ho ra máu. Không chỉ vậy, giun sán còn có thể giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vì nó làm giảm pH dịch vị dạ dày. Các loại giun móc, tóc có thể luồn qua da gây viêm da.

*Xem thêm: Cách ngâm rượu ổi | Cách trị chấy