Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ở trẻ, trong đó có thể do stress, mệt mỏi, ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường ôi nhiễm, thực phẩm bẩn,... gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Điều này sẽ khiến một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) xâm nhập vào cơ thể gây viêm dạ dày. 

Theo đó, bệnh viêm dạ dày, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị với các biều hiện như ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn và nôn. Thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Thông thường, trẻ từ 7 - 8 tuổi là đối tượng mắc viêm dạ dày nhiều nhất. Ngoài ra, việc bị viêm dạ dày ngay từ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh suốt đời, việc điều trị cũng khó khăn hơn cũng như rất dễ tái phát. Do vậy, bố mẹ cần quan tâm và phát hiện sớm viêm dạ dày ở trẻ để có cách điều trị nhanh chóng và kịp thời. 

Viêm dạ dày gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm dạ dày

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh viêm dạ dày ở trẻ là: Đau bụng tái diễn, nôn và buồn nôn, đi đại tiện ra máu tươi hoặc phân đen như bã cà phê. 

Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu chán ăn, đau bụng, khó chịu, đầy bụng sau khi ăn hoặc có ăn được thì thức ăn cũng không được tiêu hóa tốt, dẫn đến không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hoa mắt, căng thẳng, mất tập trung và ngày càng xanh xao, sút cân.

Bố mẹ nên chú ý đến cơn đau bụng của con vì nó có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có viêm dạ dày. Lúc này, cơn đau bụng do viêm dạ dày sẽ diễn ra ở khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị, không có triệu chứng đau âm ỉ, ợ chua như bệnh dạ dày ở người lớn.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trẻ bị đau bụng dữ dội giống như đau do giun chui ống mật. Do vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng và nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Đau bụng tái diễn, nôn và buồn nôn, đi đại tiện ra máu tươi,... là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm dạ dày ở trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ 

Cách điều trị tốt nhất bệnh viêm dạ dày ở trẻ là bố mẹ nên nhanh chóng cho con đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội soi để xác định chính xác nhất có phải trẻ đã bị viêm dạ dày.

Thông thường, viêm dạ dày sẽ chia thành 2 nhóm chính là nhóm do không nhiễm và nhóm nhiễm vi khuẩn HP. Do vậy, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp dành cho trẻ. Theo đó, bố mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh việc uống thuốc, thực phẩm và chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm dạ dày ở trẻ. Theo đó, bố mẹ nên tránh cho con bị strees, áp lực tâm lý, căng thẳng, thức khuya... Ngoài ra, cần đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sạch vì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn là không nhỏ.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn đúng bữa, ăn không quá no hoặc quá khuya,... Không chỉ vậy, cần tăng cường đa dạng các loại thực phẩm tốt cho tình trạng viêm dạ dày, đặc biệt là thực phẩm giàu năng lượng để tăng cường hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày.