Dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang quá tải, 6 việc nên làm thường xuyên để thải độc gan, thanh lọc cơ thể
Các dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm gan đã bị nhiễm độc để có phương pháp giải độc gan sớm nhất có thể.
Gan là một bộ phận đặc biệt quan trọng đối với con người. Gan thực hiện chức năng chuyển hóa, sản sinh và chuyển hóa axit béo, thanh lọc độc tố, bào chế và thoái biến chất đạm…
Trong quá trình lọc máu, gan có thể bị tổn hại và nhiễm độc. Do phải hoạt động liên tục nên gan cần được giải độc thường xuyên từ trong chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không, chất độc tích tụ quá nhiều trong gan sẽ khiến cho người bệnh phải chịu đau đớn và xuất hiện những triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, đổ nhiều mồ hôi và tăng cân.
Theo các chuyên gia, nếu thấy mình đang gặp phải triệu chứng sau cần nghĩ đến việc gan của bạn đang phải làm việc quá tải:
Rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm 60 - 80%. Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do gan nhiễm độc như: Không muốn ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng thường xuyên, buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, ỉa chảy hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, phân vàng hoặc bạc. Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay
Bị ngứa do gan nhiễm độc là tình trạng rất phổ biến. Các mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
Đau tức vùng hạ sườn phải
Người bệnh thường có cảm giác căng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
Đổ mồ hôi
Khi gan bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan sẽ bị suy giảm nên gây ra tình trạng nóng gan. Dấu hiệu để nhận biết là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ mát mẻ và không quá nóng.
Vàng mắt, vàng da
Gan nhiễm độc trong thời gian dài làm suy gan, khiến lượng sắc tố bilirubin tích tụ trong máu. Chất này có thể ngấm vào các mô như da và mắt làm chúng chuyển sang màu vàng. Cụ thể, bilirubin là các hồng cầu già, bị vỡ và được xử lý tại gan. Tuy nhiên khi gan nhiễm độc, tế bào gan bị tổn thương và hủy hoại làm bilirubin không được thu nhận, đào thải, kết quả bị ứ trong máu và tích tụ tại niêm mạc khiến vùng dưới da và lòng trắng của mắt chuyển màu vàng.
6 việc nên làm thường xuyên để gan khỏe mạnh
- Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng này cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi người lớn cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.
- Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.
- Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Mỗi ngày cần tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập từ chạy bộ, đi bộ, đạp xe... đều rất tốt cho gan.
- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.
- Không lạm dụng thuốc, khi sử dụng cần tân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
- Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường cân tới cơ sở y tế chuyên khoa gan mật để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....