'Đau chết đi sống lại' nhưng nếu thường xuyên ăn 5 loại rau 'thần kỳ' này không những dạ dày khỏe mạnh mà còn đẹp da và sống thọ vượt bậc
Rau bắp cải
Bắp cải được mệnh danh là vua của các loại rau. Theo Heathline, trong 89g bắp cải có chứa 22 calo, 1g đạm, 2g chất xơ... cùng nhiều vitamin K, C, folate...
Điều đáng nói là hàm lượng canxi trong bắp cải cao nhất trong các loại rau. Hàm lượng canxi trong một cốc nước ép bắp cải có thể tương đương với một cốc sữa, vì vậy người ăn bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu canxi.
Loại rau giòn này còn chứa đầy chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột, một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên.
Lượng chất xơ thô của bắp cải còn có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày và ruột. Do đó, ăn bắp cải có thể tốt cho dạ dày và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa táo bón.
Măng tây
Bên cạnh hàm lượng chất xơ phong phú, măng tây còn là nguồn vitamin P, C, mannan, arginine dồi dào. Đây đều là những chất có khả năng gia tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit. Nên chọn mầm non của măng tây để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Cần tây
Không chỉ giàu vitamin A, C, K, và các chất khoáng như canxi, sắt, cần tây còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chống viêm như flavonoids, volatile, alkaloids, tannins…
Bổ sung cần tây trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, sưng viêm dạ dày,…
Cải bẹ xanh
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạn có thể ăn cải bẹ xanh khi bị đau dạ dày. Nguyên liệu có chứa hàm lượng lớn các vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, axit nicotic, albumin có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Với những người bị chứng tăng tiết axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, cải bẹ xanh có thể kiểm soát lượng axit được tiết ra, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, axit folic có trong nguyên liệu cũng hỗ trợ nuôi dưỡng máu, giúp da dẻ hồng hào, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cải bẹ xanh sau khi được nấu chín để tránh tình trạng sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi.
Đậu bắp
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.
Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng. Do đó, nếu đang bị táo bón, bạn nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...