Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 báo động điều này
Nội dung bài viết:
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ gặp phải một số hiện tượng gây khó chịu, trong đó có tình trạng đau bụng bên trái. Một số mẹ có thể đau bụng trên, một số lại đau bụng dưới, cảm giác đau nhói hoặc đau lâm râm khác nhau sẽ cho biết tình trạng của bệnh có nguy hiểm hay không.
Các nguyên nhân gây đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4
Sau 3 tháng đầu tiên mang thai, hiện tượng nghén hầu như đã biến mất phần nào, lúc này mẹ bầu thường ăn rất nhiều, thai nhi cũng phát triển nhanh bởi vậy mà cân nặng tăng khá nhanh.
Cùng với đó là những sự thay đổi bên trong khiến cho cơ thể mẹ bầu đau nhức nhiều hơn, tử cung được kéo dài hơn dẫn đến dây chằng bị kéo dãn, thường sẽ gây đau bụng mỗi khi mẹ đứng lên ngồi xuống. Có trường hợp mẹ bầu 4 tháng bị đau nhói bụng khi thay đổi tư thế.
Sự mở rộng của tử cung cũng khiến dây chằng chéo bị kéo dãn và mẹ bầu sẽ hay bị những cơn đau ngắn cả bên trái và bên phải. Nếu chỉ đau bên trái thì nhiều khả năng tử cung của mẹ bầu đã nghiêng nhiều hơn về bên phải.
Với những thai phụ đang bị bệnh trào ngược thực quản thì khi thai to lên một chút cũng sẽ chèn ép vào dạ dày. Dịch vị trong dạ dày tăng đột ngột cũng là một nguyên nhân gây đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4, tuy vậy hiện tượng này hay xuất hiện ở những tháng cuối nhiều hơn.
Hiện tượng đau bụng trái và đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4 còn đến từ hệ tiêu hoá của mẹ bầu, thường là do táo bón và đầy hơi. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc canxi, sắt cũng có thể gây táo bón khiến bà bầu bị đau bụng.
Khi mẹ bầu ăn nhiều thì hàm lượng chất béo cũng tăng cao, đây là nguyên nhân gây viêm tuyến tụy, gián tiếp làm chị em bị đau bụng trái.
Đau nhói bụng khi mang thai 4 tháng khi nào cần đi khám?
Đôi khi, hiện tượng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 cũng có thể báo hiệu nguy hiểm nếu kèm theo các dấu hiệu khác:
Đau bụng bên trái nhẹ nhưng có chút máu: Có thể bong nhau thai non cấp độ 1. Nếu đau bụng nhưng tần suất nhiều, đau nặng, ra nhiều máu thì có thể bị bong nhau thai non cấp độ cao hơn. Lúc này, cần tới bác sĩ nhanh chóng để được chẩn đoán chính xác và xử lý kịp thời.
Đau bụng bên trái, đau bụng dưới, tức bụng, hơi rát bụng, buồn đi vệ sinh: Có thể có nguy cơ dọa sảy dù đã ở tháng thứ 4. Tốt nhất, mẹ bầu nên tới bệnh viện để được khám kịp thời.
Chị em bầu 4 tháng đau bụng lâm râm đau nhưng thi thoảng lại nhói đau từng cơn: Có thể mang thai ngoài tử cung. Trên thực thế, nhiều mẹ không hề biết mình đang mang thai cho đến khi xuất hiện các triệu chứng này, đi khám mới biết mình bị mang thai ngoài tử cung. Mẹ hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để có thể chăm sóc cho bản thân thật tốt.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 cũng có thể do u nang buồng trứng. Đây là hiện tượng mà phần còn lại của nang buồng trứng không co lại sau 3 tháng mà vẫn tồn tại, dẫn đến một khối u, làm đau nhói phía bên trái bụng bầu. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì nó không quá nguy hiểm, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Khối u này chỉ thực sự nguy hiểm nếu nó bị xoắn hoặc vỡ.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 kèm theo đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran: Có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng.
Ngoài các trường hợp trên, nếu mẹ bầu bị đau bụng trái dai dẳng, chảy máu, đau nhói từng đợt có thể do biến chứng sỏi thận, nhiễm trùng hay tệ hơn là sảy thai. Các dấu hiệu sảy thai bao gồm: Đau lưng từ nhẹ đến nặng, các cơn co thắt thực sự (sau 5-20 phút), chảy máu nâu hoặc đỏ tươi có hoặc không có chuột rút.
Tóm lại, nếu gặp phải tình trạng bầu 4 tháng đau bụng bên trái, kèm theo một số hiện tượng dưới đây bạn nên tới bác sĩ ngay: Đau dữ dội, đau kéo dài, chảy máu, sốt, ớn lạnh, có dịch tiết âm đạo, đi tiểu cảm thấy khó chịu, đau rát, buồn nôn, ói mửa...
Đau bụng bên trái - mẹ bầu nên làm gì?
Sử dụng liệu pháp hoặc thuốc: Để giảm đau bụng nhanh, bà bầu có thể ngồi thư giãn, tắm nước nóng hoặc dùng túi nước ấm để chườm vào vùng đau.
Một số bà bầu bị đau bụng do dịch vị dạ dày tăng cao có thể uống thuốc nhóm thuốc kháng axit như: Calcium carbonate (tên biệt dược: Tums), Aluminum hydroxide kết hợp magnesium hydroxide và simethicone (tên biệt dược: Maalox). Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc mà cần phải được bác sĩ kê đơn để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bên cạnh vấn đề ăn uống, mẹ bầu nên tự lập thời khóa biểu sinh hoạt điều độ. Ví dụ buổi sáng có thể dậy sớm tập thể dục (bơi lội, tập yoga, đi bộ...), ăn sáng và uống canxi đúng giờ.
Khi làm việc văn phòng, mẹ bầu không nên ngồi quá lâu mà cách 1 tiếng phải đứng dậy 1 lần để uống nước, vận động… Không thức khuya quá 11 giờ đêm, không ăn thức ăn nhanh vào đêm khuya. Nên tích trữ các loại hạt hoặc hoa quả tươi để ăn khi đói.
Cẩn thận trong vấn đề ăn uống: Đau đại tràng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… là những bệnh liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy để hạn chế bị đau bụng, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chín, uống nhiều nước. Kiêng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ uống có ga
Do tháng thứ 4, bụng cũng bắt đầu to lên, quần áo cũ có thể không còn vừa vặn, gây áp lực lên bụng. Mẹ bầu nên mặc những bộ đồ thoải mái, thoáng mát, rộng rãi, tránh bó sát khiến tình trạng đau bụng trở nên nặng thêm.
Tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Một trong những điều các mẹ bầu cần lưu tâm là tư thế đứng, nằm, ngồi, di chuyển khi mang thai đều cần tuân thủ nguyên tắc. Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng, khi ngủ có thể dùng chiếc gối kê lưng, đỡ bụng giúp mẹ giảm bớt áp lực và có thể tránh được tình trạng đau bụng thai kỳ.
Không nên với tay lên quá cao, không mang vác vật nặng, không cúi gập người, đang ngồi phải đứng lên một cách từ từ, ngồi thẳng lưng, hai chân vuông góc với sàn nhà... Nếu được hãy nhờ bác sĩ tư vấn các bài tập nghiêng, hỗ trợ giảm đau bụng trái rất tốt.
Sử dụng thuốc bổ: Canxi, sắt, vitamin là vô cùng cần thiết, tuy nhiên để tránh bị táo bón, nóng trong, mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ và uống theo đơn của bác sĩ để bổ sung đúng liều lượng. Cần cân đối giữa thực phẩm ăn uống hàng ngày và thuốc bổ để sử dụng cho hợp lý.
Mang thai là một quá trình vô cùng vất vả, khi đã trải qua 3 tháng “dữ dội” đầu tiên, các mẹ bầu còn phải chịu vô vàn những khó chịu khác, tiêu biểu là hiện tượng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4. Việc nắm được các nguyên nhân một cách rõ ràng sẽ giúp mẹ có phương hướng điều trị thích hợp nhất.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.