Trước đó, bệnh nhi nhập viện theo hẹn để đóng tồn tại ống động mạch- di tật bấn sinh ở tim. Theo các bác sĩ, trong thời kỳ phôi thai, do phổi chưa hoạt động nên máu từ tâm thất phải đi lên động mạch phổi sẽ không được đưa tới phổi mà sẽ đi theo một “đường ống” nối từ động mạch phổi sang động mạch chủ, gọi là ống động mạch (ductus arteriosus).

Hình ảnh túi phình mạch máu não trước và sau khi điều trị

Sau khi em bé chào đời, do phổi bắt đầu hoạt động hô hấp nên ống động mạch sẽ tự động đóng lại để máu “đen” từ động mạch phổi được đưa lên phổi. Nếu ống động mạch này không chịu đóng lại thì ta có dị tật bẩm sinh gọi là “còn ống động mạch”.

Trẻ “còn ống động mạch” sẽ có triệu chứng khó thở và dễ viêm phổi. Về lâu dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, suy tim, tím tái và thiếu oxy.

Tuy nhiên, sau can thiệp dị tật ở tim, bệnh nhi này bất ngờ lơ mơ, giảm tri giác, da tái xanh, đồng tử 2 bên mất cân xứng. Kết quả chụp CT scan sọ não khẩn ghi nhận tình trạng xuất huyết dưới nhện lan toả. Bác sĩ đã hồi sức tích cực, chống phù não, đặt dẫn lưu não thất ra ngoài để giảm áp lực nội sọ, tri giác em được cải thiện hơn.

Bệnh nhi được chụp mạch máu não xoá nền DSA để đánh giá cấu trúc mạch máu não và xác định có túi phình ở động mạch não sau bên phải bị vỡ gây nên tình trạng xuất huyết này.

Ngay lập tức bệnh nhi được chỉ định can thiệp nội mạch. Quá trình thực hiện, sau khi bị vỡ lần 1, túi phình đã tăng kích thước hơn, tiềm tàng nguy cơ tái vỡ. Những ống thông, dây dẫn siêu nhỏ được luồn vào mạch máu, tiếp cận được túi phình và tắc hoàn toàn túi phình bằng những vòng xoắn kim loại. Sau can thiệp, bệnh nhi qua cơn nguy kịch và hồi phục tốt