Một bữa ăn đổi lấy cả đời ân nghĩa

Tránh nạn

Năm 1993, cậu thiếu niên Hà Vinh Phong khi ấy mới 17 tuổi, đang sinh sống cùng gia đình ở thôn Nguyên Phong, xã Nghi Cư, huyện Dậu Dương, Trùng Khánh. Nguồn sống của cả gia đình phụ thuộc hết vào nghề buôn bánthịt lợncủa cha cậu.

Trớ trêu thay, sau một đêm bị trộm đột nhập, nhà họ Hà phải đeo trên lưng số tiền nợ hơn 100.000 tệ cho người bán lợn. Kể từ ngày ấy, gia đình Hà Vinh Phong thường xuyên có người cầm dao tới đòi nợ.

Cha cậu không còn cách nào khác, buộc phải đi xa trốn nợ. Chủ nợ liền tìm mọi cách ngược đãi mẹ Hà Vinh Phong.

Cậu thiếu niên họ Hà không muốn mẹ chịu khổ, cương quyết nghỉ học. Mẹ cậu vì muốn con thoát cảnh nợ nần nên đã để Hà Vinh Phong đi xa tìm việc.


Bấy giờ, Hà Vinh Phong cùng bạn học Đinh Lạp và một người bạn khác định tới Hoàng Nham (Chiết Giang) để nhờ chị Đinh Lạp tìm việc.

Nào ngờ khi tới Hàng Châu, tiền bạc của cả ba người đều bị trộm sạch. Họ không còn cách nào khác, chỉ có thể đi ăn xin trên con đường xa xôi từ Hàng Châu tới Hoàng Nham.

Gặp quý nhân

Đi cầu thực tới ngày thứ 13, Hà Vinh Phong cùng bạn bè tới địa phận huyện Tiên Cư (Thái Châu, Chiết Giang).

Lúc này, cậu thiếu niên họ Hà đã phát sốt vì vết thương trở nặng, thậm chí không thể cất bước đi được nữa. Thấy sắc trời đã dần tối, người bạn Đinh Lạp đánh liều gõ cửa một ngôi nhà ở đầu thôn.

Khi đó, có một cô gái xinh đẹp khoảng 23, 24 tuổi ra mở cửa cho họ. Cô gái ấy không ai khác chính là Đới Hạnh Phân. Bấy giờ, Đinh Lạp thều thào nói: "Chị ơi, chúng em đã ba ngày liền không có gì ăn rồi…"

Đới Hạnh Phân và mẹ cho Hà Vinh Phong uống thuốc hạ sốt và xử lý vết thương giúp cậu.

Khi ấy, Đới Hạnh Phân nói: "Chị ở bên ngoài làm công đã mấy năm, thấy rằng chỉ cần thành thực, giữ chữ tín, có tiếng tốt thì không lo không có cửa kiếm tiền".

Rạng sáng ngày thứ hai, Đới Hạnh Phân giúp ba cậu thiếu niên tìm việc làm nhưng không mấy khả quan. Nhóm người của Hà Vinh Phong không còn cách nào khác, đành giữ nguyên kế hoạch tới Hoàng Nham.

Khi sắp rời đi, Đới Hạnh Phân đưa vào tay ba cậu thiếu niên một bọc chuối tiêu, một túi bánh bao, lại cho mỗi người 10 nhân dân tệ (người Trung Quốc cũng gọi là 10 đồng).

Cảm động trước tấm lòng của người chị ấy, Hà Vinh Phong nén nước mắt nói:

"Chị, sau này em tìm được công việc nhất định sẽ viết thư báo về và gửi tiền lại cho chị".

"Tiền không cần trả, khi nào đến nơi nhớ báo tin bình an là được. Các em chỉ cần nhớ, nhất định phải luôn là một người hiền lành, biết giữ chữ tín".

Lăn lộn ở Thẩm Dương suốt 10 năm trời, Hà Vinh Phong từ một cậu bé ăn mày đã trở thành một người làm công, sau làm người nhận thầu, cuối cùng thành một ông chủ sở hữu tới mấy nhà máy.

Giờ đây, nhắc tới cái tên Hà Vinh Phong, người dân nơi đây sẽ nhớ ngay tới một triệu phú giàu có với gia sản bạc triệu.

Mà "chìa khóa" giúp ông chủ Hà có được sự thành công như ngày hôm nay, không gì khác ngoài câu nói của Đới Hạnh Phân căn dặn trước lúc chia ly: "Thành thực, giữ chữ tín, có tiếng tăm tốt mới có thể kiếm được tiền".

Để báo đáp ân tình, Hà Vinh Phong muốn tặng lại cho Đới Hạnh Phân ngân phiếu 1 triệu NDT, nhưng bà Đới nhẹ nhàng từ chối.

Đới Hạnh Phân nói rằng, chuyện năm ấy bà làm là một việc rất bình thường, không đáng để nhắc tới: "Một triệu nhân dân tệ quả thực có thể thay đổi cuộc sống của tôi bây giờ. Nhưng tấm lòng tri ân 21 năm của cậu ấy so với tiền bạc lại càng thêm trân quý. 

Cảm tình giữa con người với con người không phải chỉ dùng vật chất mới có thể duy trì, mà quan trọng là cần tấm lòng. Một người làm ăn nhỏ như chị sống như bây giờ đã rất tốt rồi. Cậu giỏi lắm! Chị mừng cho cậu! Như vậy là đủ rôi!"

Hãy sống thật tốt và yêu thương người khác

Sống trên cõi đời này, con người chúng ta có thể khác nhau về giống nòi, về màu da, quốc tịch, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo... Tất cả những khác biệt ấy là lý do để con người đến với nhau, yêu thương nhau, chứ không phải là những bức tường ngăn cách để chia rẽ, cách xa nhau.

Trong xã hội ngày nay, người ta thường nghĩ rằng con người được coi trọng vì vai trò xã hội của mình. Một người có học vấn cao, kỹ năng tốt và có thể tự lo cho chính mình thường khinh miệt những người không có kỹ năng và phải nhờ người khác giúp đỡ. Họ nghĩ: “Tại sao mình phải giúp người khác?” Trên thực tế, giúp đỡ người khác là gieo hạt Thiện và nhân rộng lòng từ bi. Cuối cùng rồi người hay giúp đỡ người khác sẽ hái được quả ngọt.