Khi đang là sinh viên năm thứ nhất một trường cao đẳng nghề thì tôi yêu và lỡ dính bầu với bạn trai. Bạn trai tôi khi ấy đang học năm cuối Đại học. Khi đó vì tuổi trẻ bồng bột mà tôi đã quyết đến một phòng khám tư bên ngoài để phá thai.

Do phá thai không đảm bảo an toàn, không đủ điều kiện vệ sinh, vô khuẩn nên sau đó tôi đã phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng gây viêm nhiễm, tổn thương tử cung. Vì lý do này mà về sau tôi mới biết mình khó khăn để làm mẹ.

Ban đầu tôi cũng nhẫn nhịn vì nghĩ nguyên nhân vô sinh là do mình. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, sau khi ra trường được 2 năm tôi và bạn trai cưới nhau. Nhưng 2 năm sau đám cưới, dù thả tự nhiên chúng tôi vẫn chưa có tin vui. Vợ chồng đi khám, tôi mới ngã ngửa biết bản thân bị tổn thương tử cung sau lần nạo phá thai không an toàn mấy năm trước nên phải đối mặt với tình trạng hiếm muộn.

Nghe bác sĩ nói mà cả 2 vợ chồng đều rụng rời và kể từ sau đó sóng gió bắt đầu ập đến. Từ người đàn ông yêu chiều vợ, chồng tôi bắt đầu thay đổi tính nết, suốt ngày chì chiết tôi như con cá rô đực, như cây độc không trái vì không biết đẻ. Anh còn tự cho mình cái quyền lăng nhăng, ngoại tình một cách công khai.

Ban đầu tôi cũng nhẫn nhịn vì nghĩ nguyên nhân vô sinh là do mình. Sau đó, chồng ngày càng quá đáng và còn có con riêng bên ngoài với người khác khiến tôi quyết định ly hôn. Sau 5 năm chung sống, tôi tay trắng rời khỏi nhà với bao tủi hờn, cay đắng, sự tự ti của người phụ nữ hiếm muộn.

4 năm sau ly hôn, tôi chẳng dám quen và yêu ai cho tới khi gặp Hoàng. Hoàng cũng từng 1 lần lỡ dở trong hôn nhân và đã có 2 con nên anh không quan trọng chuyện tôi sinh sinh nở được hay không.

Nhưng khi về sống chung, vì bị hiếm muộn nên tôi bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hóc môn nữ, dịch âm đạo bất thường, đặc biệt ảnh hưởng rất tiêu cực đến chuyện đó. Nhiều thời điểm chuyện vợ chồng diễn ra không suôn sẻ vì liên tục bị đau buốt, chuyện ấy như nghĩa vụ.  

Cũng vì chuyện này mà vợ chồng tôi lại trục trặc. Ban đầu chồng còn thông cảm nhưng về sau đổ hết lỗi lầm cho tôi. Anh nói việc bình thường của người đàn bà, của 1 người vợ tôi cũng không làm được. Không chịu nổi sự chì chiết, cuối cùng tôi gạt nước mắt quyết kết thúc cuộc hôn nhân lần 2 của mình.

Sau 2 lần tan vỡ trong hôn nhân vì hiếm muộn vô sinh, tôi không còn thiết tha chuyện kết hôn và tập trung nhiều cho sự nghiệp cũng như làm kinh tế. May mắn có lộc kinh doanh nên tôi ăn nên làm ra. Sau 8 năm sống độc thân, tôi trở nên xinh đẹp rạng rỡ, năng động và có cuộc sống nhiều người phải ghen tị. Tôi cũng mua được nhà đẹp, xe sang và tài khoản ngân hàng đủ để sống sung túc.

Cả thế giới của tôi trở đang rất trở nên hoàn hảo khi bỗng dưng có thêm 1 thành viên nhỏ. (Ảnh minh họa)

Càng viên mãn hơn khi sau gần chục năm không chữa vô sinh hiếm muộn vì quá mệt mỏi thì vừa rồi tôi lại bất ngờ có bầu tự nhiên với bạn trai dù không có ý định kết hôn. Khi biết tin này, chính bản thân tôi cũng sững sờ và quá đỗi vui mừng. Cả thế giới của tôi trở đang rất trở nên hoàn hảo khi bỗng dưng có thêm 1 thành viên nhỏ. Tôi cũng lo lắng khi sắp tới mang thai và sinh con ở tuổi 40 sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nhưng con cái đến với tôi là cái duyên, là hạnh phúc nên dù thai kỳ có nhiều vấn đề thế nào, tôi sẽ vượt được phải không?

Sinh con ở tuổi 40: Điều gì sẽ xảy ra?

Đối với phụ nữ khỏe mạnh trên 40 tuổi, tuổi cao không nhất thiết thay đổi cảm giác hoặc quá trình tiến triển của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ đều trải qua một loạt các triệu chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên, bao gồm cả ốm nghén. Không có bằng chứng cho thấy các triệu chứng này nặng hơn hoặc khác đi ở những phụ nữ trên 40 tuổi. Tuy nhiên, tam cá nguyệt đầu tiên có thể căng thẳng hơn vì những lý do khác. Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị sảy thai, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã từng bị sảy thai.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, nguy cơ sảy thai là 53% ở phụ nữ trên 45 tuổi, so với 10% ở phụ nữ từ 25 – 29. Khi quá trình mang thai tiến triển, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên sẽ tăng nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như:

Tiểu đường thai kỳ.

Huyết áp cao.

Sinh non.

Vì lý do này, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể đề nghị việc tăng cường theo dõi y tế. Việc giám sát này bao gồm các cuộc hẹn hoặc xét nghiệm bổ sung trước khi sinh. Một số phụ nữ cũng có thể chọn xét nghiệm di truyền để đánh giá khả năng sinh con với dị tật bẩm sinh.

Bất chấp những nguy cơ gia tăng này, phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể mang thai khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, không có nguy cơ gia tăng các biến chứng thai kỳ ở phụ nữ khỏe mạnh từ 40 tuổi trở lên được chăm sóc trước khi sinh đủ chất lượng.

Tin liên quan