Theo truyền thuyết, vào ngày 2 - 14/7 m lịch, Diêm Vương sẽ ra lệnh mở cửa cho các linh hồn được đi lại tự do. Nhiều linh hồn lang thang không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước…

Ảnh minh họa: Internet

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy các gia đình sẽ làm lễ “bố thí” gạo, cháo và bánh kẹo và văn khấn cô hồn tháng 7 cho các vong linh.

Vì theo quan niệm, Cửa Quỷ Môn Quan sẽ mở vào ngày 2/7 âm lịch và đóng lại vào trưa 12 giờ ngày 15/7 âm lịch. Sau khoảng thời gian này thì những vong linh sẽ không được phép lên trần gian để nhận lễ.

Tuy nhiên, nhịp sống ngày càng bận rộn, việc cúng lễ rằm tháng 7 cũng dần được linh hoạt hơn về ngày giờ cúng, không chỉ bó buộc riêng ngày 14 tháng 7 âm lịch. Các gia chủ có thể sắp xếp thời gian sao cho thuận lợi nhất để tiến hành nghi thức này, vào ngày 14 hay 15 đều được.

Ảnh minh họa: Internet

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 bao gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn (chúng sinh). Tuy nhiên, trình tự cúng và thời gian sẽ khác nhau:

Nên cúng gia tiên vào ban ngày:

Vào ngày rằm tháng 7, những gia đình có điều kiện thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng:

Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh - gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Quan niệm dân gian cho rằng, lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.

Không cúng cô hồn bằng món mặn, nên cúng vào chiều tối:

Lễ Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) thường là các món chay. Dân gian quan niệm không cúng cô hồn món mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si... Đặc biệt, khi cúng phải đặt lễ cúng trước cửa nhà.

Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, nghi lễ này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Theo quan niệm dân gian, các cô hồn thường sợ ánh sáng, thời điểm trời tắt nắng họ sẽ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng hơn.

Những điều nên làm trong ngày rằm tháng 7

  • Gia đình cùng quây quần vui vẻ, tránh xung đột, giữ hòa khí và cùng nhau chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7.
  • Chuẩn bị chu đáo lễ vật và tiến hành đúng, đủ các nghi lễ cúng rằm tháng 7 để tỏ lòng thành kính nhất gửi tới người thân đã khuất.
  • Tháng cô hồn nên tránh sát sinh. Vì thế, mâm cơm cúng rằm cũng nên ưu tiên đồ chay. Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.
  • Đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.
  • Đi chùa thắp nhang cầu siêu cho người đã khuất vừa tiếp nhận năng lượng bình yên từ nhà chùa.

Những điều không nên làm trong ngày rằm tháng 7

  • Không cúng chúng sinh trong nhà.
  • Không chửi thề, nói những lời cay nghiệt.
  • Không phơi quần áo buổi đêm.
  • Tránh động thổ hay cất mái.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!