Nước chiếm đến tỉ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể và có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.

Công dụng của nước sạch: Điều hòa thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 370C; Chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố, các chất cặn bã cơ thể; Làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng, trơn tru… Tuy nhiên chỉ cần thiếu hụt 2% lượng nước, lập tức chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Ngày nay, nhiều người coi nhẹ việc bổ sung nước vào cơ thể, hoặc bổ sung những loại nước khác thay thế cho nước khoáng… nên đã vô tình gây hại gan, thận mà không hề hay biết. Không những vậy, nhiều người Việt vẫn đang làm mỗi ngày.

Thức dậy mà không uống nước

Đây là một sai lầm cơ bản nhưng rất nhiều người mắc phải. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể chúng ta rất cần được cung cấp nước nếu không nó có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt....

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại nếu uống 1-2 cốc nước sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn. Không những vậy, uống nước buổi sáng còn giúp chống táo bón, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giúp giảm cân , tăng cường hệ miễn dịch, chống hôi miệng và tăng cường trí não...

Vừa ăn cơm xong đã uống nhiều nước

Đây cũng là một thói quen hàng triệu người Việt đang lập đi lập lại hàng ngày. Tuy nhiên, uống nước sau khi ăn sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.

Việc chậm tiêu hóa sẽ kéo theo lượng đường trong máu tăng, có thể dẫn đến béo phì , tiểu đường. Theo chuyên gia, mọi người nên chờ 15-30 phút sau ăn thì mới nên uống nước.

Uống nước ngọt thay nước lọc

Nước ngọt ngày càng được ưa chuộng nhờ vào sự thơm ngon, nhiều mùi vị mà rất tiện dụng khi cần. Đó là lý do nhiều người cứ thấy khát lại uống nước ngọt thay vì nước khoáng. Nhưng uống nhiều nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến thận, vì chúng chứa nhiều đường fructose.Sẽ làm đẩy nhanh quá trình tổng hợp acid uric trong cơ thể, dễ gây tăng acid uric máu, tăng gánh nặng chuyển hóa của thận.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì...

Uống nước nóng trên 65 độ C

Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống nước nóng trên 65 độ C thì hoàn toàn ngược lại. Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), đồ uống nóng trên 65 độ C là thực phẩm gây ung thư nhóm 2A. Đối với những món nóng như: trà, cà phê... có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng. Bên cạnh đó, ăn quá nóng cũng làm hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột dễ bị tổn thương nặng nề.

Uống nước nóng trên 65 độ C làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng. Ảnh minh họa: Internet

Hướng dẫn cách uống nước đúng cách mỗi ngày:

- Thức dậy: Uống 1 ly nước (250ml) giúp cơ thể bạn thải độc sau một giấc ngủ dài.

- Bữa sáng: Nhâm nhi 1/2 ly nước với bữa sáng

- Giữa bữa sáng và bữa trưa: Uống ít nhất 1 ly nước

- 30-45 phút trước bữa trưa: Uống 1 ly nước

- Ăn trưa: Nhâm nhi nửa ly nước trong bữa trưa

- Giữa bữa trưa và bữa tối: Uống ít nhất 1-1,5 ly nước

- 30-45 phút trước bữa tối: Uống 1 ly nước

- Bữa tối: Nhâm nhi 1/2 ly nước với bữa tối

- Giữa bữa tối và giờ đi ngủ: Uống ít nhất 1 ly nước.

Vậy là bạn đã uống đủ 2 lít nước (8 ly*250ml) mỗi ngày hoặc hơn một chút nếu bạn ăn thêm thực phẩm giàu nước khác, nhưng điều này là có lợi cho sức khỏe của bạn.