Rau sam là cây gì?

Rau sam là cây thân cỏ sống quanh năm - Ảnh minh họa: Internet

Rau sam tên khoa học là Portula oleracea, thuộc họ rau sam Portulacaceae. Còn được gọi với tên khác là: rau sam đất, mã xỉ hiện... vì lá rau sam giống hình răng con ngựa.

Cách nhận biết cây rau sam

Rau sam là cây thân cỏ, sống quanh năm, thân nhẵn có nhiều cành, mọc sát mặt đất. Thân cây màu đỏ nhạt, chiều dài từ 10 đến 30 cm, lá có hình bầu dục, phiến lá dày và không có cuống, mặt lá bóng rộng từ 8 - 14mm và dài khoảng 2cm.

Hoa rau sam mọc đầu cành, không có cuống và màu vàng. Quả dạng hình cầu, mở 1 nắp, trong quả có chứa nhiều hạt màu đen.

Rau sam có thể phát triển trên cả những vùng đất khô cằn nhất - Ảnh minh họa: Internet

Rau sam là loại rau “nông dân” của mùa hè vì rất phổ thông, dễ trồng, dễ sống, có sức sống mạnh ngay cả ở những vùng đất tưởng chừng chẳng có loại rau nào sống nổi. Hấp thu từ tinh túy của đất, rau sam có thể phát triển trên cả những vùng đất khô cằn nhất.

Không cần chăm bón quá đặc biệt, không cần vun trồng quá kỹ, rau sam có thể mọc tự nhiên với sức sống và sự vươn lên mạnh mẽ.

Rau sam có phải loại rau đắng hay không? Ở loại rau đặc biệt này, người ta tìm thấy vị thanh diệu, chua nhẹ, một màu đỏ tía đặc trưng của thân khiến cho rau sam không lẫn với bất cứ loại rau nào. Như vậy, rau sam khác hoàn toàn với rau đắng.

Thành phần hóa học của rau sam

Trong rau sam có chứa 6.49% carbohydrate, 1.8% protid, 0.5% chất béo và 2.23% chất xơ. Ngoài ra còn có vitamin C, omega - 3, sắt, caroten, canxi…

Tuy nhiên, các thành phần trong rau sam chưa có con số giá trị dinh dưỡng chính thống mà từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau tổng hợp lại để tạo nên thành phần hóa học đa dạng của loại cây này.

Rau sam được thu hoạch như thế nào?

Ở nước ta với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, rau sam gần như mọc ở khắp nơi, ven đường đi, ven các bờ, những nơi ẩm ướt như giữa các luống rau…

Ở các nước Pháp, Nhật hay Trung Quốc họ trồng rau sam rất nhiều và sử dụng làm rau ăn hằng ngày, Việt Nam chưa trồng loại cây này mà chủ yếu thu hái cây mọc hoang vào các mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.

Rau sam gần như mọc ở khắp nơi - Ảnh minh họa: Internet

Thường rau sam được thu hoạch toàn bộ cây, cắt bỏ rễ rửa sạch dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Những cây có thân đỏ đậm, to và lá dày là những cây rau phát triển tốt, chúng chứa nhiều nước và có vị chua đậm.

Rau sam có tác dụng như thế nào?

Tác dụng chống viêm

Sở dĩ rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega - 3 và các khoáng chất. Cây có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác khi viêm nhiễm, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa. Đây là tác dụng chính được ứng dụng để tạo nên 6 bài thuốc từ cây rau sam.

Chống nhiễm trùng

Đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như: lỵ, thương hàn, ngoài ra còn rất hiệu quả với một số bệnh nấm.

Tác dụng chống oxy hóa

Thực sự ít loại cây có tác dụng chống oxy hóa như rau sam. Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa, tạo nên hiệu quả của 6 bài thuốc từ cây rau sam sắp kể đến sau đây.

Giá trị dinh dưỡng

Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao… giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.

Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng trên tim mạch

Omega 3 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim… Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.

Trên đường tiêu hóa

Trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, tránh được các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra rau sam điều trị táo bón vì hàm lượng chất xơ cao và dự phòng ký sinh trùng đường ruột.

Tác dụng lợi tiểu

Rau sam được xem như là phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể.

Tác dụng chống loét

Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày.

Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

Tác dụng hạ đường huyết

Rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, giúp ngăn ngừa các rối loạn như đái đường, béo phì, đề kháng insulin…

Cây rau sam trị bệnh gì?

Rau sam có thể dùng như một loại rau ăn lá hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Hãy cùng tìm hiểu 6 bài thuốc từ cây rau sam sau đây

1. Rau sam trị mụn nhọt

Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.

Trong phương pháp này, rau sam có tác dụng sát trùng vì có tính kháng khuẩn tự nhiên, lại có tác dụng chống viêm nên làm giảm sưng đau.

Tuy vậy, công dụng của rau sam chỉ có tác dụng với các mụn nhọt nông, không hoặc ít có tác dụng với các mụn nhọt sâu (viêm nang lông sâu, nhiễm trùng da kiểu đinh bối, hậu bối). Không dùng phương pháp đắp này với phần mắt và quanh mắt, phần quanh bộ phận sinh dục.

2. Rau sam trị giun kim, giun đũa

Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Nên uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, chỉ được ăn nhẹ sau 4 giờ uống nước ép rau sam.

Uống nước ép rau sam trị giun kim giun đũa cực kì hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Uống liên tục trong 3 - 4 ngày sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa. Lưu ý, dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh thì hoạt chất sẽ giảm và ít có giá trị với giun.

3. Rau sam trị bệnh trĩ

Lấy rau sam tươi nấu ăn mỗi ngày, nước luộc dùng để xông và ngâm trĩ, làm liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy công dụng hiệu quả của ram sam. Bệnh trĩ không nên để lâu, chữa càng sớm càng nhanh khỏi nếu sử dụng rau sam đúng cách

4. Rau sam trị sỏi thận

Người bệnh sỏi thận, ngoài dùng rau sam để ăn trong các món ăn hàng ngày thì cũng có thể áp dụng cách làm rau để sử dụng trong thời gian dài: lấy một nắm rau sam sạch cho vào nồi luộc với nước trắng, dùng nước luộc rau để uống thay nước lọc.

Uống liên tục cho đến khi tình trạng sỏi thận được cải thiện rõ rệt hoặc dùng để ngăn ngừa viên sỏi hình thành, tái phát trở lại. Tùy theo thể trạng mỗi người mà thời gian điều trị cũng như hiệu quả là khác nhau.

5. Rau sam trị sẹo, nám

Dùng 60 - 100g rau sam tươi sắc lấy nước thật đặc, dùng bông thấm nước bôi lên chỗ vết nám hoặc vết sẹo ngày 2-3 lần. Dùng khoảng 7 đến 10 ngày thì sẹo hoặc nám sẽ được cải thiện.

7. Rau sam trị bệnh kiết lỵ

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát, vắt lấy nước đun sôi. Có thể thêm ít mật ong cho dễ uống. Dùng ngày 2-3 lần sẽ giảm bệnh rõ rệt. Hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói cũng là bài thuốc hiệu quả nếu không uống được nước rau sam.

Có thể thấy, rau sam rất gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam. Trên đây là các tác dụng cũng như 6 bài thuốc từ cây rau sam đã được ứng dụng để điều trị một số bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo.