Mathis Thiên Từ là "trái ngọt" cho cuộc hôn nhân 8 năm của Đan Trường và vợ cũ là Thủy Tiên. Có bố là ca sĩ nổi tiếng, mẹ là doanh nhân thành đạt, nhóc tì nhà này đã "ngậm thìa vàng" từ lúc chào đời. Vì lẽ đó nên dù mới 6 tuổi, song cậu bé đã sở hữu cho mình những tài sản riêng rất giá trị.  

Chia sẻ với chúng tôi, doanh nhân Thuỷ Tiên cho biết để đảm bảo sức khoẻ cho con, cô đã lên lịch trình sinh hoạt chi tiết cho các bữa ăn trong ngày, hoạt động thể thao cùng các bộ môn năng khiếu khác. Bên cạnh việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, Mathis Thiên Từ còn được mẹ bổ sung các loại vitamin tốt cho sức khoẻ. 

“Đều đặn mỗi ngày, Thiên Từ phải dùng 1 viên vitamin và uống 2 cốc sữa không đường. Thiên Từ thường hoàn thành bài tập về nhà, xem ti vi, đọc sách hoặc chơi đồ chơi sau khi ăn xong nhưng đến 9 PM là bé phải đi ngủ”, Thuỷ Tiên tâm sự. 

 Khi biết Mathis Thiên Từ ngủ từ 9h tối, hội mẹ bỉm có phần ngạc nhiên bởi giờ đó khá sớm với nhiều gia đình. Một số phụ huynh cho rằng buổi tối sẽ có rất nhiều hoạt động như làm bài tập, vui chơi, trò chuyện với bố mẹ… thế nên giờ đi ngủ của con sẽ dao động từ 10h, hoặc có thể muộn hơn. 

Tuy nhiên con trai Đan Trường luôn đi ngủ vào giờ cố định, mọi việc khác sẽ được sắp xếp vào trước đó để cậu bé đi ngủ được đúng giờ. Theo các nghiên cứu, trẻ ngủ sớm và ngủ muộn sẽ có 5 sự khác biệt. Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao mà còn gây hại đến rất nhiều phương diện khác, thế nên việc doanh nhân Thuỷ Tiên cho con đi ngủ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho con. 

Biết lý do này, nhiều fan phải khen ngợi vì nữ doanh nhân không chỉ giỏi giang mà còn chăm con cực kỳ khéo léo. 

Vì sao trẻ nên ngủ trước 9h tối? 

Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiết hormone tăng trưởng đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian từ 21h tới 1h sáng và từ 5h-7h sáng. Trong thời gian ngủ, các cơ quan cũng không ngừng tự hồi phục và phát triển. Nếu trẻ không ngủ sâu ở thời điểm này, hormone tăng trưởng sẽ không được tiết ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, trí não của trẻ. 

Đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, trẻ ngủ không đủ giấc sẽ khó tập trung và phản ứng chậm chạp trong quá trình học và chơi. Đồng thời, trẻ cũng sẽ bị suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ bị ốm hơn. 

Khác biệt giữa trẻ đi ngủ sớm và trẻ thức khuya 

1. Ngủ sớm sẽ hình thành thói quen ngủ tốt hơn 

Trẻ ngủ càng muộn thì thời gian để sẵn sàng đi vào giấc ngủ càng lâu. Trong khi đó, những đứa trẻ ngủ trước 9 giờ tối thường dễ quen giấc hơn, đến giờ là có thể ngủ ngay. Trẻ cũng ít trằn trọc và ngủ sâu hơn. 

2. Ngủ sớm tốt cho cả chiều cao và trí não 

Trong các giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, hormone tăng trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng và chỉ xuất hiện khi trẻ đã ngủ. Do đó, trẻ ngủ càng sớm thì sẽ càng đảm bảo hormone này có thể sản xuất đầy đủ, góp phần vào quá trình thúc đẩy chiều cao, trí não của trẻ. 

3. Ngủ đủ giấc sẽ khỏe mạnh, năng động hơn 

Những trẻ hay thức khuya sẽ dễ bị mắc cảm lạnh và bệnh vặt thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản xuất ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. 

4. Tăng nguy cơ béo phì khi trẻ thức khuya 

Các tế bào mỡ sẽ sản sinh ra leptin khi bạn ăn quá nhiều, có tác dụng báo hiệu não ngừng ăn. Tuy nhiên, cơ thể thiếu ngủ sẽ làm tăng ghrelin, gây ức chế leptin, do đó trẻ hễ ngủ không đủ giấc là có thể gây ra béo phì. 

5. Trẻ thức khuya gây hại cho tim

Đối với người lớn, thiếu ngủ có thể khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy. Trẻ nhỏ cũng chịu tác động không kém khi không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài. Các bé sẽ bị căng thẳng quá mức, càng cảm thấy phấn khích, khó chịu. Qua 5 lý do trên, phụ huynh hoàn toàn nên cho trẻ đi ngủ sớm, tốt nhất là vào 9h tối để giúp con phát triển toàn diện.