Con trai 4 tuổi tử vong tức tưởi sau khi uống cốc sữa đậu nành của mẹ, kết luận của bác sĩ khiến ai cũng bàng hoàng
Theo QQ, cháu bé 4 tuổi này là con của một người phụ nữ họ Vương (giấu danh tính). Biết được lợi ích cho sức khỏe của sữa đậu nành, chị Vương quyết định đi mua đậu tương về tự làm sữa đậu nành cho cả nhà cùng uống.
Sáng hôm đó, sợ con trai 4 tuổi muộn học nên chị đã không đun sôi lại sữa mà cho bé uống ngay. Không ngờ, khi trẻ vừa đến lớp, người mẹ này đã nhận tin báo con trai đang có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó thở nghiêm trọng.
Cậu bé được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng vẫn không thể qua khỏi. Khi chị Vương chạy đến bệnh viện thì cậu con trai 4 tuổi đã ra đi mãi mãi, chị ôm thi thể con, gục xuống và khóc thảm thiết. Chị không thể ngờ đứa trẻ sáng nay mình vừa mới chăm chút bây giờ đã lìa xa cuộc sống.
Sau khi tiến hành điều tra, bác sĩ các định "thủ phạm" khiến cháu bé 4 tuổi tử vong chính là cốc sữa đậu nành chưa được người mẹ nấu chín đúng cách. Sữa đậu nành là thực phẩm chứa độc tố saponin. Nếu saponin được đun sôi ở nhiệt độ cao thì độc tính của nó sẽ bị biến mất, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu sữa chứa hàm lượng saponin quá cao sẽ có thể gây tan máu, kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt, khó thở... nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những lưu ý "vàng" khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành phải nấu thật kỹ trước khi uống: Nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành sống có chứa một thành phần nguy hiểm, được gọi là “saponin” - nó có thể gây nhiễm độc, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cùng các triệu chứng khác. Trong sữa đậu nành sống có chất chống trypsin, chất này có khả năng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi đun nóng đến 100 độ C chất này mới có thể bị tiêu hủy. Vì thế, sữa đậu nành cần phải đun sôi hoàn toàn trước khi uống.
Không pha sữa đậu nành với đường nâu: Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
Không uống sữa đậu nành với trứng: Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không được uống cùng với thuốc: Sữa không được uống cùng với thuốc kháng sinh như erythromycin, bởi vì cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm sức khỏe. Thời gian uống sữa nên cách xa thời gian uống thuốc kháng sinh tốt nhất trong vòng một giờ trở lên.
Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt: Sữa đựng trong bình giữ nhiệt có môi trường chân không, khi có nhiệt độ thích hợp sẽ “ủ” ấm cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 3-4 giờ sẽ làm suy giảm chất lượng sữa.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...