Lưu Tuyên cùng gia đình từ Đài Loan sang định cư tại Mỹ khi con trai Lưu Nghĩa lên 8 tuổi. Ở Đài Loan, Lưu Tuyên từng là một tác giả nổi tiếng. 

Những năm đầu sống tại xứ sở cờ hoa, con trai Lưu Tuyên rất ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, là niềm tự hào của bố mẹ. Tuy nhiên khi Lưu Nghĩa lên 12 tuổi và bước vào trung học, cậu trở nên nổi loạn. 

"Con muốn trở thành tay đua xe tài năng như Michael Schumacher. Anh ấy nổi tiếng và giàu có. Thế nhưng bằng tuổi con anh ta thường xuyên bị điểm 0. Bởi vậy con nghĩ mình chẳng cần phải học giỏi làm gì", Lưu Nghĩa nói với bố.

Lưu Tuyên là một tác giả nổi tiếng của Đài Loan. Ông cũng đã dạy cho con trai một bài học ý nghĩa từ điểm 0. Ảnh: sina.

Thời điểm này, điểm số ở lớp của Lưu Nghĩa rất tệ, thường xuyên đạt điểm C. Nghe con trai nói vậy, Lưu Tuyên bật cười:

"Ý con là nếu được điểm 0 con sẽ phần nào giống Michael Schumacher thời học sinh đúng không? Vậy con cố gắng đạt điểm 0 đi".

"Bố nói thật sao, bố mong con đạt điểm 0, con không nghe nhầm chứ?", Lưu Nghĩa bất ngờ, hỏi lại.

"Đúng vậy, đối với con điều đó rất là tuyệt vời đúng không? Vậy còn hãy làm bằng được điều đó. Nếu con đạt được điểm 0 bố sẽ không quan tâm tới việc học của con nữa và con có thể làm điều mình muốn. Tuy nhiên, chừng nào chưa đạt được điểm 0, con phải nghe theo mọi chỉ dẫn của bố về việc học tập, được chứ?".

Ảnh minh họa: Internet

Nói rồi, Lưu Tuyên đề ra một luật chơi: Bất kỳ bài kiểm tra nào cũng phải trả lời tất cả câu hỏi, không được bỏ trống câu trả lời. "Nếu không, sẽ không có cuộc giao kèo hôm nay", người bố nhấn mạnh.

Cậu bé 13 tuổi nghe xong hớn hở, đồng ý ngay lập tức. Tuy nhiên khi bắt đầu cuộc chơi, Lưu Nghĩa phát hiện ra, phải biết được đáp án nào sai thì mới có thể khoanh vào bài kiểm tra.

"Không hề dễ dàng gì. Nhiều lúc con nhắm mắt điền bừa vào bài kiểm tra nhưng vẫn khoanh nhầm vào đáp án đúng. Bởi vậy, mãi con vẫn chưa được điểm 0", Lưu Nghĩa nói với bố. Lưu Tuyên chỉ mỉm cười: "Vậy con phải học thì mới biết đâu là đáp án sai để điền chứ".

Sau một năm, Lưu Nghĩa mới lấy được điểm 0 đầu tiên. Tuy nhiên, bởi cậu học hành chăm chỉ, biết rõ đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai để khoanh chính xác.

Lần đầu cầm bài kiểm tra điểm 0 của con trên tay, Lưu Tuyên cười tươi:

"Chúc mừng, cuối cùng con đã có được điểm số như mong muốn. Chỉ có những học sinh giỏi thực sự mới biết chính xác đâu là đáp án sai để được 0 điểm".

Lưu Nghĩa quả thật đã bị lừa, nhưng cậu lại lấy đó làm may mắn bởi sau một năm chăm chỉ học tập, cậu lại có niềm yêu thích với việc học tập.

Sau này cậu bé thích nổi loạn và mong muốn đạt được điểm 0 năm nào đã tốt nghiệp đại học Havard lừng danh. Lưu Nghĩa sau đó trở thành một dịch giả, một tác giả thành công trong Nghệ thuật và âm nhạc nổi tiếng tại Đài Loan. 

"Nếu không có sự khôn ngoan của bố, có lẽ đã không có một Lưu Nghĩa ngày hôm nay. Bố tôi đã không nôn nóng khi con trai nổi loạn mà ông đã bình tĩnh sử dụng trí tuệ của mình để đảo ngược và xoay chuyển tình thế. Tôi luôn cảm ơn ông vì điều đó", Lưu Nghĩa nói.