Con đến trường bị bắt nạt, cha mẹ nên làm gì?
1 - Khi bị ức hiếp, đứa trẻ cần gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không làm theo lời khuyên đó?
- Và nếu dám làm, điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị đánh tơi bời?
- Và điều gì sẽ xảy ra khi trẻ đánh thắng?
Chúng ta không chắc liệu trẻ có làm điều bạn khuyên không trừ khi bạn đứng đó hô hào. Mọi tình huống có thể xảy ra, bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét về các tình huống có thể xảy ra.
2 - Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt
Trao đổi với các bên
Sau khi đã xác minh rõ được sự việc, cha mẹ hãy trực tiếp đến gặp giáo viên chủ nhiệm để cùng trao đổi. Đây được xem là hướng giải quyết tối ưu nhất để cùng thầy cô trực tiếp hướng dẫn lớp của các con nắm bắt vấn đề được rõ ràng, cụ thể hơn. Hãy đề nghị thầy cô cùng hỗ trợ để nhanh chóng giải quyết những khúc mắc của con với bạn bè chúng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc, cha mẹ cũng có thể cân nhắc liên hệ với phụ huynh các bạn học của con để trao đổi về phương án dạy dỗ, tránh dẫn đến những tình huống xấu hơn như bạo lực học đường.
Dạy trẻ cách xử lý tình huống
Một trong những điều quan trọng trong trường hợp con có thể gặp những tình huống nguy hiểm bất ngờ, cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ cách xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Nếu được, có thể cho trẻ tham gia học thêm bộ môn võ để có thể tự bảo vệ bản thân được an toàn. Hoặc nếu gặp sự nguy hiểm vượt ngoài tầm kiểm soát của mình, hãy báo ngay với cha mẹ, cô giáo chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường để có thể tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Tìm hiểu nguyên nhân
Ngay sau khi thấy trẻ có những biểu hiện sợ hãi hay buồn chán mỗi khi đến trường, cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân để có hướng giải quyết đúng trọng tâm, mang lại hiệu quả một cách tốt nhất. Hãy nhẹ nhàng trò chuyện, hỏi han và tìm hiểu nguyên nhân từ các con, lý do vì sao các con bị bạn bè bắt nạt.
Sau đó, căn cứ vào những thông tin có được, hãy xác minh lại một lần nữa với chính những người bạn học cùng lớp để có hướng giải quyết tốt nhất.
Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ nên cho trẻ thấy rằng, mình là chỗ dựa đáng tin cậy mỗi khi con gặp khó khăn để có thể bộc lộ những khúc mắc mà mình gặp ở trường học, hay trong cuộc sống sau này.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...