Có những biểu hiện này chứng tỏ bé nhà bạn đang bị stress
Theo các chuyên gia, tình trạng căng thẳng (stress) không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn thường xuyên diễn ra ở trẻ em. Strees là quá trình ức chế thần kinh khiến bé thường có biểu hiện khó chịu, hay cáu gắt, liên tục phản ứng để tìm sự trợ giúp hoặc tìm kiếm cảm giác an toàn.
Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển tâm lý một cách bình thường ở bé. Nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện sau đây chứng tỏ trẻ đang đối mặt với cơn stress.
Những biểu hiện khi trẻ bị stress
Mút ngón tay
Mút ngón tay là thói quen của nhiều trẻ sơ sinh ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 1 tuổi trở lên có hành động liên tục cho tay vào miệng chứng tỏ bé đang gặp vấn đề về tâm lý. Mút ngón tay khiến bé có cảm giác an toàn hơn. Mẹ hãy nhẹ nhàng cầm tay bé, ôm chặt, xoa nhẹ lưng để giúp bé thư giãn, giải tỏa cơn căng thẳng đang bủa vây.
Khó ngủ, hay quấy khóc
Trẻ bị stress sẽ khó ngủ hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ còn thường xuyên quấy khóc để phản ứng với các trạng thái căng thẳng thần kinh. Nếu trẻ quấy khóc vào ban đêm, mẹ hãy cho trẻ nghe nhạc với giai điệu nhẹ nhàng, du dương để tâm trí bé thư giãn. Mẹ cũng có thể trò chuyện, kể cho bé nghe những câu chuyện nhỏ nhằm giúp bé bình tĩnh hơn.
Hiếu động
Khi bị kích thích quá mức, trẻ sẽ có xu hướng liên tục hoạt động để giải tỏa năng lượng. Thông thường, trẻ trong giai đoạn từ 1 - 3 tuổi luôn thích chạy nhảy, khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ hoạt động quá mức mà không có chủ đích, liên tục chuyển động không ngừng... chứng tỏ con đang bị stress.
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ em rất nhạy cảm trước các tác động bên ngoài. Việc ăn uống và sinh hoạt điều độ sẽ giúp bé ăn ngon miệng, cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nếu bé có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như: Nôn trớ, đi ngoài phân sống, trẻ lười ăn... chứng tỏ bé đang gặp các áp lực về tâm lý.
Tè dầm
Căng thẳng tâm lý kéo dài sẽ khiến nhịp sinh học trong cơ thể bé mất cân bằng. Bé dễ trở nên lo lắng, mất kiểm soát. Ban đêm khi ngủ trẻ sẽ có dấu hiệu tè dầm. Để giúp con khắc phục tình trạng này, mẹ nên cho bé đi vệ sinh trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, nên tránh các tác nhân kích thích tác động trực tiếp đến con trước giờ đi ngủ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...