Cổ nhân răng dạy: Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày
Về chuyện vay mượn, cổ nhân có câu rằng: “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”.
Vậy tại sao lại có câu nói này? Hãy cùng lý giải câu nói có ý nghĩa vô cùng sâu xa, ẩn chứa trí tuệ uyên thâm và những đúc kết kinh nghiệm của người xưa.
Vì sao "Cho vay gạo chứ không cho vay củi"?
Nghĩa đen của câu này hiểu theo một cách đơn giản: Nếu có người đến nhà bạn vay gạo thì bạn có thể cho vay, nhưng nếu người đó đến nhà bạn để vay củi thì đừng nên cho mượn.
Vì "Củi, gạo, dầu, muối, mắm, giấm và trà” là 7 nhân tố cơ bản đại diện cho cuộc sống. Không có củi thì không có lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Trong đời sống xưa, củi rất quan trọng đối với bất kỳ gia đình nào.
Chưa kể, so với củi thì gạo khác rất nhiều. Gạo có thể cân đo đong đếm, nhưng củi thì khác. Những khúc củi thường lớn, không tiện để đo lường. Bạn cho người khác vay bao nhiêu bát gạo, họ cũng trả bạn từng đấy bát. Nhưng khi bạn cho người khác vay nhiều củi, khi họ trả lại không tương xứng với lúc đầu, có thể sẽ mang tới cho bạn cảm giác thiệt thòi. Do đó, ở thôn quê ngày xưa, để tránh xảy ra xích mích, hiểu lầm giữa hàng xóm với nhau, họ thường tránh việc cho nhau vay mượn củi.
Đặc biệt, từ “柴” (củi) trong tiếng Hán đồng âm với “财” (tài). Người xưa cũng cho rằng: Mượn củi chính là lấy đi “tài khí” của gia đình người khác nên phải kiêng kỵ.
Nhưng về nghĩa bóng, câu nói này ngụ ý: Giúp đỡ người nghèo, không giúp đỡ người lười.
Dù rất quan trọng với đời sống người dân nhưng củi không phải là thứ hiếm. Chỉ cần chăm chỉ, chịu khó đi nhặt thì họ sẽ chẳng thiếu củi để dùng trong nhà. Ở đây, người đi vay củi là những người lười biếng, không muốn lao động, chỉ trực chờ đi vay mượn người khác để có được miếng ăn.
Bạn có thể giúp đỡ người khác khi khó khăn, giúp họ một bữa no để có sức khỏe. Thế nhưng với người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì đừng bao giờ nên giúp đỡ. Sự ỷ lại chỉ khiến họ nghèo mãi hoàn nghèo, không có động lực để phát triển chính mình.
Với những người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì không xứng đáng nhận được sự giúp đỡ. Sự lười biếng, ỷ lại khiến họ nghèo vẫn hoàn nghèo, không có động lực để phát triển bản thân.
Câu nói này đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Giúp người là tốt nhưng hãy trao lòng tốt đúng cách và đúng người.
Cổ nhân còn có câu: “Thà thử quan tài hơn thử giày”, câu nói này cho thấy, người xưa rất chú trọng giày dép. Thời cổ đại, bàn chân là bộ phận riêng tư và nhạy cảm. Trong đó, giày dép là đồ bó sát cả bàn chân, nên không thể tùy ý cho mượn. Nếu giày dép bị người khác đi thì trong mắt người ta đó là chiếc giày đã bị hỏng, giày hỏng mang ý nghĩa xấu, không tốt với chủ nhân của nó.
Cũng giống như lý do vì sao không nên cho mượn củi. Ngày xưa đa số ai cũng đi dép rơm, đó là thứ mà bạn chỉ cần bỏ công làm có thể sở hữu được.
Trong tiếng Hán, từ “鞋” (giày) còn đồng nghĩa với từ “孩” (con cái), mượn giày cũng đồng nghĩa với cho mượn con cái, cách nói này ý chỉ việc không may mắn. Ngày xưa, đa số mọi người đều đi dép rơm, chỉ cần chăm chỉ một chút là có thể tự làm đôi dép cho riêng mình.
Vì thế, người xưa không cho người khác mượn giày, cũng không cho người khác vay củi.
Đây là lời nhắc nhở mọi người trước khi giúp đỡ người khác cần phải xem xét đối phương có xứng đáng nhận được lòng tốt này hay không. Trong thời đại phát triển như ngày nay, người ta không còn vay mượn nhau gạo củi, hay quần áo, giày dép như trước nữa nhưng câu nói “Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày” cổ nhân dạy vẫn được giữ nguyên được giá trị.
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân 4-6 lần một năm và cây non nên bón phân 30-60 ngày một lần trong suốt mùa sinh trưởng.
Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...
Theo người xưa, những loại cây này được cho là mang đến sự phú quý, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ.
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Người xưa cho rằng sạch sẽ là "phong thủy tốt nhất" của một ngôi nhà. Do đó, để thu hút may mắn và tài lộc, việc giữ gìn sự sạch sẽ của ngôi nhà là điều không thể thiếu.
Thợ lâu năm mách cách vệ sinh máy lọc không khí vừa sạch lại tiết kiệm hóa đơn tiền điện:...
Cần cân nhắc những điều này khi mua và vệ sinh máy lọc không khí để máy sử dụng được lâu dài.