Ưu và khuyết điểm của những tư thế ngủ đối với trẻ sơ sinh

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Đây là một vấn đề mà không ít ông bố , bà mẹ băn khoăn vì không biết tư thế ngủ kiểu này có tốt cho trẻ. Theo chuyên gia sức khỏe trẻ em trên Pcbaby cho biết: Thực tế, mỗi đứa trẻ đều có thể ngủ ở bất kỳ tư thế nào và mỗi kiểu nằm đều có ưu khuyết điểm khác nhau.

Thực tế có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Ảnh minh họa: Internet

Bé nằm sấp khi ngủ

Ưu điểm

Mặc dù nằm sấp không được xem là tư thế ngủ tốt cho trẻ sơ sinh nhưng xét ở một mức độ nhất định thì nó vẫn có những ưu điểm riêng. Nằm sấp có hiệu quả nhất định đối với việc rèn luyện sức cơ và tạo hình khuôn mặt, thúc đẩy phổi và tim càng khỏe mạnh, đặc biệt hơn là có tác dụng tích cực đối với sự phát triển chung của bé.

Khuyết điểm

Bên cạnh một số lợi ích thì tư thế nằm sấp có thể tăng nguy cơ khiến trẻ bị ngộp thở. Bé dưới 3 tháng tuổi vẫn chưa thể kiểm soát tốt động tác của đầu và không thể tự lật mình. Vì vậy, nếu trong lúc ngủ, bé bị chăn, gối hay khăn lông chèn ép mũi mà người lớn không sớm phát hiện sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị ngạt.

Nằm sấp không được xem là tư thế ngủ tốt cho trẻ sơ sinh nhưng ở một mức độ nhất định thì tư thế này cũng giúp tạo hình khuôn mặt, tăng sức cơ và thúc đẩy sự phát triển khỏa mạnh của tim và phổi - Ảnh minh họa: Internet

Bé nằm nghiêng khi ngủ

Ưu điểm

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng bú? Sau khi trẻ vừa bú sữa nếu được đặt nằm nghiêng bên phải sẽ giúp sữa trong dạ dày dễ dàng đi vào ruột non hơn. Ngoài ra, nếu xảy ra hiện tượng nôn trớ thì khi nằm nghiêng cũng khiến cho sữa hay dị vật khác chảy ra ngoài qua khóe miệng mà không chảy ngược vào họng, khí quản gây sặc, ngạt cho bé.

Không những vậy, nằm nghiêng còn là một tư thế ngủ khá tốt đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Một điểm cần lưu ý nữa là các bác sĩ khuyến cáo cho trẻ nằm nghiêng bên phải sẽ tốt hơn bên trái.

Khuyết điểm

Từ những lợi ích nêu trên vậy thì có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Tư thế này khá được khuyến khích nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến tạo hình đầu của bé, đồng thời hạn chế nguy cơ bé bị vẹo cổ.

Bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu về một phía duy nhất, tốt nhất nên giúp trẻ lật người định kỳ, thay đổi các tư thế nằm đều đặn - Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể là người lớn không nên chỉ cho trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu về một phía duy nhất. Tốt nhất vẫn là giúp trẻ lật người định kỳ, thay đổi các bên đều đặn vừa giảm được tác dụng phụ vừa tạo cho bé thói quen dễ dàng ngủ dù ở tư thế nào.

Bé nằm ngửa khi ngủ

Ưu điểm

Nằm ngửa là tư thế ngủ phổ biến ở trẻ sơ sinh được đa số các bậc phụ huynh áp dụng. Trong 3 tư thế thì nằm ngửa là kiểu ngủ ít bị ngoại vật chèn ép đường thở nhất đối với trẻ nhỏ. Khi bé nằm ngửa, người lớn dễ quan sát trực tiếp tình trạng giấc ngủ cũng như mọi biến hóa nhỏ trên khuôn mặt của trẻ, kịp thời phát hiện khi có vấn đề bất thường.

Ngoài ra, nằm ngửa còn giúp tứ chi của bé hoạt động linh hoạt hơn. Bé cảm thấy thoải mái và thả lỏng được toàn thân, giấc ngủ ít bị giật mình tỉnh giấc. Nếu bé thích nằm nghiêng khi ngủ thì phải làm sao? Bên cạnh thay đổi các hướng nằm nghiêng cho trẻ thì bố mẹ có thể kết hợp dùng gối để cố định phần đầu giúp bé có cơ hội nằm ngửa khi ngủ với một tần suất nhất định.

Bé nằm ngửa khi ngủ có thể đem đến nhiều lợi ích nhưng do kết cấu sinh lý dạ dày chưa hoàn thiện nên dễ khiến trẻ bị trào ngược từ dạ dày, gây nôn và dị vật đi vào phổi, khí quản - Ảnh minh họa: Internet

Khuyết điểm

Do kết cấu sinh lý của dạ dày trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện nên khi nằm ngửa, các vật chất đã dung giải trong dạ dày dễ trào ngược gây nôn, đồng thời chất nôn ra không dễ chảy ra ngoài miệng mà có thể đi vào phổi, khí quản gây nguy cơ ngạt thở cho trẻ. Chuyên gia nhấn mạnh: Trẻ dưới 3 tháng tuổi do cột sống chưa có độ cong sinh lý nên tốt nhất không dùng gối.

Rốt cục có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng?

Mỗi tư thế ngủ đều tồn tại ưu lẫn khuyết điểm khác nhau. Vậy bố mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ? Mặc dù tư thế nằm nghiêng và nằm ngửa nhìn chung có nhiều lợi ích hơn so với tư thế nằm sấp nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên tạo thói quen cho trẻ nằm đa dạng ở các tư thế.

Bất kể cho trẻ nằm ngủ ở tư thế nào thì người lớn vẫn phải thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện những bất thường và xử lý đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Vấn đề quan trọng chính là dù cho trẻ nằm ở tư thế nào thì vẫn nên có người lớn thường xuyên giám sát giấc ngủ của bé để kịp thời phát hiện tình trạng bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, môi trường phòng ngủ của trẻ cũng cần trong lành, thoáng gió, yên tĩnh và xung quanh chỗ nằm của trẻ tránh đặt quá nhiều vật dụng.

Thêm một yếu tố cần lưu ý để đảm bảo cho trẻ nằm ngủ thoải mái, an toàn đó chính là lựa chọn gối nằm phù hợp. Thông thường, khi trẻ đã sau 3 tháng tuổi thì có thể bắt đầu sử dụng gối ngủ. Nếu trẻ dễ bị nôn trớ thì mẹ nên kê sao cho nửa thân trên của trẻ hơi cao hơn một chút, có thể dùng khăn lông xếp lại với độ cao 1 - 3cm làm gối đầu cho trẻ.

Trẻ được 7 đến 8 tháng tuổi thì có thể nằm gối với độ cao khoảng 3cm là phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Với trẻ khoảng 4 tháng tuổi và ít bị nôn trớ thì mẹ có thể cho trẻ nằm gối cao khoảng 1cm; trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi thì có thể nâng độ cao của gối lên khoảng 3cm. Ngoài ra, gối nằm cho bé cần chú ý về mặt hình dáng, chất liệu để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tạo hình đầu, cổ hoặc chèn ép gây ngạt cho trẻ.

Tóm lại, trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu có sao không? Câu trả lời là hoàn toàn bình thường, thậm chí còn đem lại nhiều lợi ích cho trẻ nếu người lớn có hiểu biết đầy đủ để đảm bảo an toàn và thoải mái cho bé khi ngủ. Đặc biệt, bố mẹ nên thận trọng với thói quen mặc quần áo quá dày, hoặc đắp chăn nhiều cho trẻ sẽ tạo ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bé.

Bố mẹ nên cảnh giác chứng viêm tai ngoài hay viêm tai giữa nếu trẻ thường khóc quấy khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu khi ngủ mà trẻ khóc quấy không ngừng, thường lắc đầu qua lại, dùng tay nắm hoặc cào lấy lỗ tai, đôi khi kèm sốt cho thận trọng bé bị viêm tai ngoài, viêm tai giữa.

Một trường hợp khác cần chú ý nữa là khi bé ngủ cứ trở mình liên tục, thường kèm theo chứng hôi miệng, hôi chân, chướng bụng, miệng khô, môi ửng đỏ, lưỡi vàng và dày, đại tiện phân khô cứng. Đây có thể là tín hiệu khi trẻ bị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng v.v…