Cô gái trẻ bị áp xe trong ổ bụng từ nguyên nhân bất ngờ ai cũng có thể gặp phải
Ngày 5/12, BS Nguyễn Thành Tiến Dũng (khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM) cho biết, tại đây vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bị dị vật đường tiêu hóa. Nữ bệnh nhân là N.T.T (17 tuổi) đến cấp cứu trong tình trạng tim đập nhanh, đau bụng trái và hông bên trái dữ dội.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, gần 1 tuần trước khi vào viện, nữ bệnh nhân có biểu hiện bị đau bụng. Những cơn đau ngày càng tăng.
Bệnh nhân đã đi khám ở nhiều cơ sở y tế và được chẩn đoán là áp xe phần phụ trái, theo dõi áp xe thành đại tràng trái. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, thuốc giảm đau..
Tuy nhiên, phương án điều trị nội khoa không mang lại kết quả, tình trạng đau của người bệnh ngày càng nặng, không rõ nguyên nhân.
Tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, qua thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh có khối u vùng bụng trái, được chỉ định siêu âm và chụp CT vùng bụng. Kết quả siêu âm ghi nhận có ít dịch ở vùng hạ vị, CT bụng cạnh trước đại tràng sigma lệch trái có ổ tụ dịch (kích thước 23x20x28mm). Khối u đã thâm nhiễm mỡ xung quanh, bên trong nghi ngờ có dị vật.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh. Bằng phương pháp nội soi ổ bụng, BS Tiến Dũng cùng ê kíp phát hiện dị vật xương cá đã đâm xuyên thành ruột và được mạc nối trong ổ bụng bao lại, tạo thành khối áp xe trong ổ bụng người bệnh.
Sau ca phẫu thuật thành công, sức khỏe của cô gái trẻ dần ổn định, ăn uống tốt, không còn đau bụng, đủ điều kiện xuất viện. Nữ bệnh nhân cho biết, cô hoàn toàn không nhận biết được mình đã nuốt phải xương cá từ khi nào.
Từ trường hợp trên, BS Dũng khuyến cáo cộng đồng: Cá là 1 loại thức ăn tốt cho sức khỏe nhưng nếu không chú ý rất dễ nuốt phải xương khi ăn. Dị vật xương cá đường tiêu hóa là tình trạng cấp cứu thường gặp trong cộng đồng. Xương cá rất nhọn, khi đi vào đường tiêu hóa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đường tiêu hóa, thủng thực quản, dạ dày, ruột, viêm phúc mạc, áp xe trong ổ bụng… nguy cơ dẫn tới tử vong.
Để tránh sự cố tương tự, BS Dũng khuyến cáo cộng đồng khi ăn cá hoặc các thức ăn chế biến từ động vật nên ăn chậm, nhai kỹ để không nuốt phải xương, đặc biệt là không đùa giỡn nói chuyện khi ăn.
Người già, trẻ em càng phải cẩn thận hơn trong quá trình ăn uống để tránh vô tình nuốt phải xương. Khi bị hóc xương cá hoặc dị vật, người thân nên đưa nạn nhân đến bệnh viện kiểm tra, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....