Đột tử vì có thói quen nhịn đi vệ sinh

Cheng Cheng 21 tuổi sống ở Trung Quốc, một hôm sau khi thức dậy cô cũng vào nhà vệ sinh để chuẩn bị tắm rửa đi làm nhưng bất ngờ cảm thấy khó chịu, đầu óc quay cuồng, cô ngã ngay xuống sàn may mà có người nhà phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu. Nhưng chưa đến bệnh viện thì cô đã ra đi mãi mãi.

Cô gái đột tử vì thói quen nhịn đi tiểu (Ảnh minh họa: Internet)

Sau thời gian kiểm tra cái chết đột ngột của Cheng Cheng các bác sĩ nhận thấy có liên quan đến việc nhịn tiểu đêm của cô gái. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, do nhịn tiểu quá lâu rồi đột ngột đi tiểu khiến thần kinh trong cơ thể bị hưng phấn quá độ. Đồng thời nước tiểu trong bàng quang bị đào thải ra ngoài một cách ồ ạt khiến lượng máu tụt xuống nhanh chóng, dẫn đến áp lực, nhịp tim chậm lại và ngất do không cung cấp đủ máu lên não. Mặc dù ngất xỉu không đủ để gây tử vong, nhưng nếu có các vấn đề khác như bệnh tim, rất có thể sẽ gây đột tử.

Có rất nhiều người chủ quan với điều này nên đã dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Nếu không muốn ‘đoản mệnh’ bạn nên bỏ đi suy nghĩ lệch lạc này nhé.

Những nguy hiểm nếu nhịn tiểu vào ban đêm

Viêm bàng quang kẽ

Đây còn gọi là hội chứng đau bàng quang. Bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi nhịn tiểu quá lâu. Những người bị bệnh này có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lượng nước tiểu không nhiều. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng vi khuẩn là “thủ phạm” đáng ngờ nhất. Người bệnh sẽ thường cảm thấy đau vùng xương chậu, buồn đi tiểu liên tục trong ngày.

Sỏi thận

Nhịn tiểu lâu ngày có thể gây nên sỏi thận (Ảnh minh họa: Internet)

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận. Những viên sỏi này có thể phát triển thành các kích cỡ và hình dạng khác nhau. Hầu hết chúng ta đều không biết mình mắc sỏi thận cho đến khi việc đi tiểu trở nên đau đớn, nước tiểu có máu và hay cảm thấy buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của các viên sỏi. Sỏi thận nhỏ chỉ cần điều trị bằng thuốc và uống đủ nước, tập thói quen đi tiểu có chu kỳ.

Suy thận

Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng hay tổn thương thận. Các triệu chứng bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và hay buồn ngủ.

Để điều trị cần cân bằng lượng dịch trong máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng thận. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải chạy thận hoặc phẫu thuật ghép thận. Suy thận mạn là biến chứng nguy hiểm vì dễ dẫn đến tử vong.