Chuyện ở rể - Có phải 'ở chuồng heo còn hơn theo quê vợ?'
Chuyện ở rể - đâu phải lúc nào cũng toàn đắng cay
Là một đất nước có nền văn hóa Á Đông, chủ yếu theo chế độ phụ hệ, vai trò của người đàn ông trong nhà luôn là trụ cột vô cùng quan trọng. Thế nên, nhiều người cho rằng khi sống với nhà vợ, dưới cái bóng quá lớn của gia đình vợ, vai trò và vị thế của người đàn ông bị lu mờ. Vì thế, thường các quý ông chẳng thích thú gì với ý nghĩ phải đi ở rể.
Những chuyện như phải đóng góp phần lớn lương cho nhà vợ, thời gian vui chơi bên ngoài bị hạn chế, phải biết “nhìn mặt đoán ý” bố mẹ vợ… là chuyện thường ngày ở huyện. Đặc biệt hơn, có nhà vợ vốn sẵn giàu có, lại rước về một chàng rể xuất thân nông dân, cả nhà vợ chẳng coi rể ra kí lô nào, có việc lại sai như ô sin. Hoặc trong trường hợp khác, hai vợ chồng mới cưới nhau nhiều khi khắc khẩu, thế nhưng cả nhà xúm vào bênh vợ làm chàng rể ức chế chỉ biết kêu trời.
Thế nhưng, không phải chuyện ở rể lúc nào cũng đắng cay như vậy. Anh X. (36 tuổi) và vợ đã sống với nhau gần chục năm trong căn nhà của bố mẹ vợ. Anh là trai tỉnh lẻ nhưng được cái hiếu học, có công việc làm ổn định với mức lương cao. Vợ chồng anh quen nhau qua một hội bạn của chị. Từ lúc anh chị quen biết, yêu nhau rồi làm đám cưới sau này, bố mẹ chị đều biết và ủng hộ. Anh cũng rất hay sang nhà chị chơi và nói chuyện với “nhạc gia tương lai”.
Cưới nhau rồi, hai vợ chồng anh X cũng có lúc “đá thúng đụng nia”. Nhưng những lần như vậy, sự có mặt của bố mẹ vợ như một người hòa giải lại khiến tình hình chiến sự êm dịu hẳn. Khi lần lượt hai đứa con của anh chị ra đời, cũng đến tay ông bà chăm sóc để vợ chồng có thể rảnh tay làm ăn. Công việc anh hay phải đi công tác xa, có việc gì với vợ con là anh lại gọi điện “nhờ vả” bố mẹ vợ để mắt đến giùm.
Làm thế nào để đời ở rể trở nên thoải mái, nhẹ nhàng?
Rất nhiều người cho rằng người chồng không nên ở rể trong nhà vợ. Chuyện ở rể là chuyện chẳng đặng đừng, chẳng ai muốn chui ra chui vô là gặp người này người nọ phải để ý, giữ kẽ. Vì thế, tốt nhất là không nên ở rể, còn nếu đang ở rể thì nhanh chóng để dành tài chính để ra riêng ngay.
Lời khuyên này không phải không có lý. Đặc biệt với những người thích thoải mái, ưa chuộng đời sống tự do, chuyện ở rể có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nếu như khiến tâm lý của họ bị ức chế.
Nhưng thiết nghĩ, bản lĩnh đàn ông còn nằm ở chỗ: Tuy ở nhà vợ nhưng vẫn nắm phần tự quyết, tuy “sống trong lồng” mà vẫn thoải mái tự do. Dẫu biết rằng ra riêng sẽ thoải mái về mặt tâm lý hơn, nhưng các anh nên nhận ra ở rể cũng có rất nhiều điều lợi mà nếu khéo tận dụng, có thể làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Một điều lợi không thể không phủ nhận đó là việc gần gũi bố mẹ vợ sẽ đỡ đần được cho vợ anh cả về tâm lý và công việc. Và nhỡ khi vợ chồng có việc gì hay quá bận rộn thì bố mẹ vợ sẽ là “cánh tay đắc lực” phụ giúp cho mình.
Hãy luôn suy nghĩ tích cực, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn. Và trong bất cứ vấn đề gì, đều có hai mặt lợi và hại của nó. Đàn ông nên suy nghĩ thấu đáo để dẫn dắt gia đình luôn êm ấm, an vui!
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.