Cho trẻ ngủ sau 10 giờ là “dại” hãy đọc để giúp con nhà mình thông minh hơn bạn cùng trang lứa
Tác dụng “vàng” giấc ngủ mang đến cho thể chất và não bộ trẻ nhỏ
Các chuyên gia cho rằng những trẻ ngủ sớm có khả năng tập trung tốt hơn, tư duy nhạy bén, kết quả học tập cao. Giấc ngủ là thời gian để bộ não con củng cố kiến thức, loại bỏ bớt những độc tố, những thông tin “thừa thãi” ảnh hưởng xấu đến hoạt động não bộ.
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy trẻ từ 1-3 tuổi thường xuyên ngủ ít hơn 10 tiếng/đêm thì nguy cơ bị tăng động sẽ tăng gấp 3 lần các trẻ ngủ đủ 10 tiếng/đêm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sinh hoạt.
- Trong lúc con ngủ, các hormone tăng trưởng tự nhiên tiết ra nhiều. Sự sản sinh ra loại hormone quan trọng này đạt mức cao nhất vào 3 thời điểm: 10 giờ tối, 12 giờ khuya, 2 giờ sáng. Tuy nhiên, nó chỉ tiết ra khi con ngủ và giấc ngủ đó phải sâu. Vì vậy, mẹ nên trang bị các cách dỗ trẻ ngủ thật hiệu quả để bé có thể ngoan ngoãn đi ngủ đúng giờ, hưởng hết lợi ích mà giấc ngủ mỗi đêm mang lại.
- Giấc ngủ sâu, ngon, nằm trong đúng khung giờ quy định ngoài giúp con tăng trưởng cơ thể, tốt cho tế bài não còn giúp trẻ cải thiện tinh thần, sản sinh đủ chất cytokines chống lại vi trùng, vi khuẩn, ngừa cảm cảm cúm.
Những thời điểm “chết” mẹ không nên cho con ngủ
Để giấc ngủ đem lại hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển trí não, thể chất cho bé thì mẹ cần lưu ý cho con đi ngủ trong các khung giờ mà hormone tăng trưởng và các chất có lợi cho cơ thể tiết ra nhiều nhất (10 giờ tối, 12 giờ khuya, 2 giờ sáng).
Cho nên, mẹ cần cho con đi ngủ trước 9 giờ tối để tầm 10 giờ tối đến 2 giờ sáng bé sẽ chìm vào giấc ngủ sâu. Mặt khác, có nhiều tác hại khi trẻ từ 1-6 tuổi không đi ngủ trước 9 giờ tối. Buổi trưa lúc 12 giờ cũng nên cho bé ngủ tầm 1-2 tiếng đồng hồ để bé lấy lại sức vì thực ra giấc ngủ trưa ngắn cũng rất tốt cho sức khỏe.
Mẹ không nên ham công tiếc việc hoặc mất kiên nhẫn mà để con chơi thêm, đến khuya (sau 9-10 giờ) mới dỗ con ngủ thì lúc này con sẽ mất đi một mốc giờ tiết hormone quan trọng của cơ thể.
Đó là chưa kể ngủ thiếu giấc sẽ khiến con dậy muộn, mệt mỏi vào sáng hôm sau. Quá trình này lặp đi lặp lại trong một thời gian sẽ khiến bé chậm lớn, còi cọc, dễ mắc các chứng về thần kinh như tăng động, trí não sa sút, kém tập trung, kém tư duy…
Cùng với việc dỗ trẻ ngủ đúng giờ, mẹ cũng nhớ tránh cho con ngủ vào buổi chiều chập choạng tối (nhiều bé buổi trưa không ngủ nên buổi chiều sẽ mệt mỏi, lim dim, gắt ngủ, đòi ngủ).
Sở dĩ đây là thời điểm không nên cho trẻ nhỏ ngủ vì lúc này dương khí đất trời giảm mạnh, âm khí lấn lướt, thời tiết chuyển tối nên mát hơn, u ám, trẻ ngủ sẽ dễ bị “yếu bóng yếu vía”, giật mình, thức dậy dễ mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, quấy khóc, thậm chí nếu cơ địa đang yếu sẽ có khả năng bị sốt, cảm bệnh.
Bé ngủ bao nhiêu thì đủ?
Mỗi lứa tuổi, thời gian ngủ khác nhau. Trẻ càng nhỏ, thời gian ngủ càng nhiều.
- Trẻ sơ sinh: Ngủ 16 - 18h/ngày, trừ những lúc thức để ăn, còn lại là trẻ ngủ.
- Trẻ 2 - 12 tháng: Cần ngủ 14 -16h/ngày.
- Trẻ 13 - 36 tháng: Cần ngủ 12 - 14h/ngày.
- Trẻ từ 3 - 5 tuổi: Bé cần ngủ 10 - 12h/ngày.
- Từ 6 tuổi - 10 tuổi: Bé cần ngủ 10 - 11h/ngày.
- Từ 10 tuổi trở lên: Bé ngủ bằng người lớn 8h/ngày.
Lưu ý: Tất cả trẻ dưới 6 tuổi không nên đi ngủ sau 9h tối. Ngủ quá muộn, hôm sau lại dậy muộn sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn sáng. Trẻ nhỏ thì không có thời gian tắm nắng nên dễ bị còi xương, trẻ lớn thì muộn học. Bữa sáng không đầy đủ cũng là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...