Dù sinh thường hay sinh mổ thì các chị em phụ nữ đều phải trải qua những cơn gò chuyển dạ vô cùng đau đớn. Mặc dù một số chị em đã có kinh nghiệm sinh lần đầu nhưng nếu có ý định sinh lần 2 thì vẫn là một nỗi ám ảnh lớn. Đặc biệt là đối với sinh mổ lần 2, khi đó các chị em có thể trải qua những cơn đau dai dẳng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu về kinh nghiệm sinh mổ lần 2 trong bài viết dưới đây.

Chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ lần 2 cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Khi nào bạn được chỉ định mổ lần 2

Trước khi bàn về vết mổ lần 2, bạn cần nhìn lại vết mổ cũ. Đối với lần đầu sinh con, nếu bạn sinh theo phương thức mổ thì thành tử cung sẽ bị tổn thương, có thể một phần hoặc toàn phần tùy trường hợp. Khi tử cung mang sẹo thì đó cũng là những nơi rất yếu, do đó rất dễ rạn nứt dưới tác dụng của những cơn co tử cung. Cũng vì lý do này mà những người sinh mổ lần 2 cần được theo dõi đặc biệt.

Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến nghị phụ nữ sinh mổ lần 1 có thể sinh thường lần 2. Nhưng nếu nguyên nhân sinh mổ lần đầu là khung chậu hẹp, méo hay tử cung dị dạng thì mang thai lần 2 vẫn phải sinh mổ. Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân khác khiến các chị em phụ nữ sinh mổ lần đầu có thể sẽ phải sinh mổ lần 2 như: vết mổ cũ bị bóc nhân xơ lớn, vết mổ lần trước là vết mổ dọc, đã từng vá lại tử cung thủng, thời gian cách lần sinh đầu dưới 2 năm.

Tùy vào tình trạng hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên sinh mổ hoặc sinh thường ở lần thứ 2 - Ảnh minh họa: Internet

Vị trí vết mổ đẻ lần 2

Vị trí vết mổ đẻ lần 2 chính là ngay vết mổ cũ, khi đó bác sĩ sẽ chọn đường rạch ra như vết mổ trước, bóc bỏ sẹo cũ, đoạn dưới tử cung. Tuy nhiên, vị trí vết mổ lần 2 sẽ dọc thân chỉ khi vết mổ cũ quá dính và không vào được phần dưới tử cung.

Vị trí vết mổ đẻ lần 2 chính là ngay vết mổ cũ, khi đó bác sĩ sẽ chọn đường rạch ra như vết mổ trước, bóc bỏ sẹo cũ, đoạn dưới tử cung - Ảnh minh họa: Internet

Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2 - Kinh nghiệm sinh mổ lần 2 hữu ích nhất

Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật ổ bụng lớn và bạn có thể gặp nhiều nguy cơ biến chứng hơn cách sinh thường. Và cho đến khi sinh xong, các cơn đau có thể dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Thông thường khi sinh mổ, các mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc tê nên không cảm thấy đau lúc đó. Cơn đau chỉ thực sự xuất hiện sau vài giờ sau sinh, khi mà thuốc tan hết. Nhiều trường hợp thì mổ lần 2 sẽ đau hơn mổ lần 1, điều này có thể là do sẹo mổ cũ là tổ chức yếu kém không bằng tổ chức da thường, ca mổ lần sau có nguy cơ có những dải dính các lớp ở tổ chức thành bụng và trong ổ bụng mà chỉ bác sĩ trong quá trình mổ mới biết. Nếu dải dính càng nhiều thì càng dễ gây ra cảm giác đau sau mổ.

Để giảm thiểu cơn đau mổ lần thứ 2, các chị em nên nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, không nên ngủ quá nhiều vì sẽ khiến nước ối tích tụ ở tử cung. Các mẹ cần khởi động tay chân một cách nhẹ nhàng nhằm lấy lại cảm giác, ngồi dậy để tăng cường sự hoạt động của đường ruột, điều tiết khí… Ngoài ra, có thể kể đến một số cách khác như:

Cho con bú

Khi cho con bú sớm, các mẹ thường ít gặp đau đớn hơn gấp 3 lần so với những mẹ không cho con bú vì một lý do nào đó. Đây cũng là cách giảm đau tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng.

Khi cho con bú sớm, các mẹ thường ít gặp đau đớn hơn gấp 3 lần so với những mẹ không cho con bú vì một lý do nào đó - Ảnh minh họa: Internet

Uống nước ấm

Các chị em nên uống từ 2.5 đến 3 lít nước ấm mỗi ngày nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó việc đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn, giúp tống sản dịch ra ngoài nhanh.

Uống thuốc giảm đau nếu cần

Các chị em sau kỳ sinh mổ lần 2 phải chịu nhiều cơn đau, vừa là vết mổ vừa là cơn gò tử cung vào những ngày sau đó. Nếu muốn uống thuốc, các chị em cần sự tư vấn của bác sĩ.

Chăm sóc vết mổ

Các chị em và gia đình cần đặc biệt quan tâm đến bước này để tránh việc nhiễm trùng. Thông thường, trong tuần đầu tiên thì việc vệ sinh vết mổ sẽ do y tá phụ trách. Sau đó, các mẹ có thể nhờ người thân trợ giúp. Đảm bảo vết mổ được rút chỉ sau khi xuất viện, tiên lượng vết mổ liền nhanh, không nhiễm trùng. Khi về nhà cần thay băng mỗi ngày và ít nhất 1 tháng.

Các chị em và gia đình cần đặc biệt quan tâm đến bước này để tránh việc nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet

Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ?

Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em có nguy cơ sinh mổ lần 2 quan tâm. Thông thường, nếu mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định thì mẹ sẽ được sinh mổ lần 2 từ tuần thứ 39 trở đi. Trước khi có cơn đau chuyển dạ vì những cơn co thắt có thể làm ảnh hưởng đến vết sẹo do lần sinh đầu tiên gây ra.

Thông thường, nếu mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định thì mẹ sẽ được sinh mổ lần 2 từ tuần thứ 39 trở đi - Ảnh minh họa: Internet

Sau khi sinh mổ lần 2, các chị em có thể trang bị cho mình những kiến thức nhất định để giúp những cơn đau trở nên dịu nhẹ hơn. Đồng thời cũng biết cách chăm sóc vết mổ tốt hơn và cẩn thận hơn vì nó vẫn còn mang một số dư chấn nhất định từ lần mổ đầu tiên. Các chị em chỉ nên xem bài viết này như một nguồn tham khảo, để đảm bảo an toàn các bạn vẫn cần đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Mong những chia sẻ xoay quanh chủ đề kinh nghiệm sinh mổ lần 2 trong bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn.