‏Rau má chứa hàm lượng lớn saponin với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chữa lành da. Nhờ đó rau má thường được sử dụng giúp hỗ trợ tái tạo vùng da tổn thương do mụn, tránh tạo sẹo từ giai đoạn kết da non.‏

‏Hơn thế nữa, nhờ sự kết hợp của các axit amin, beta carotene, axit béo và chất phytochemical, rau má trở thành một trong những thành phần dưỡng da phổ biến giúp da săn chắc, chống lại các dấu hiệu lão hóa và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.‏

‏Với nguồn gốc tự nhiên, an toàn, có thể sử dụng rau má theo đường uống hoặc thoa ngoài da để làm đẹp. Dưới đây là một số cách dùng rau má dưỡng da đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể thử tại nhà.

Ảnh minh họa: Internet

Các cách làm đẹp bằng rau má không tốt 1 xu

1. Đắp mặt nạ rau má

Rau má tươi nguyên chất rất tốt cho sức khỏe nói chung và da mặt nói riêng. Đắp mặt nạ rau má nguyên chất giúp da cung cấp được nhiều dưỡng chất, loại bỏ chất nhờn giúp bạn sở hữu một làn da trắng hồng, mịn màng hơn.

Cách làm mặt nạ rau má nguyên chất cách làm vô cùng đơn giản.

- Bước 1: Rau má được nhặt sạch những lá hư hỏng đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn.

- Bước 2: Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau má, rửa sạch, xay hoặc nghiền lấy nước.

- Bước 3: Tiếp đó bạn chỉ cần lấy mặt nạ giấy hoặc bông gòn thấm nước rau má thoa đều lên mặt liên tục 2-3 lần giúp dưỡng chất rau má thấm sâu vào da.

Bước 4: Thư giãn khoảng 5-10 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Tiếp đó rửa mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông và để khô tự nhiên.

Ảnh minh họa: Internet

2. Làm nước ép rau má

‏Uống nước ép rau má giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan. Khi uống nước ép rau má, các dưỡng chất trong loại thảo dược này có thể dễ dàng được cơ thể hấp thu.‏

‏Cách làm nước rau má khá đơn giản. Sau khi rửa sạch, bạn cho vào máy xay sinh tố kèm chút nước và xay nhuyễn hỗn hợp. Tiếp theo dùng rây lọc loại bỏ bã rau má.

Bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong cho hương vị dễ uống hơn. Nên uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe và làm sáng da. ‏ 

‏Đặc biệt đối với những người da mụn, công thức giúp thực đơn trị mụn đa dạng, hấp dẫn, không nhàm chán để thưởng thức mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Internet

3. Dùng rau má rửa mặt

Việc sử dụng nước rau má để rửa mặt vào mỗi buổi sáng không chỉ giúp làm sạch sâu. Mà còn hỗ trợ chữa lành, phục hồi vết thương nhanh chóng, dưỡng da tươi trẻ, mịn màng.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch và đun sôi 25 g lá rau má khô với 1 lít nước sạch.
- Sử dụng miếng vải xô lọc lấy nước cốt rồi rót vào lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
- Sau khi rửa mặt bạn lấy một chút nếtước rau má thoa lên mặt, massage nhẹ nhàng rồi rửa lại một lần nữa bằng nước sạch.
 
4. Kết hợp “trong uống, ngoài đắp” bằng rau má trị nám da
 
Một trong những công dụng nổi bật nhất của rau má đó là trị nám. Bạn lấy 30 - 40 gr rau má, rửa sạch rồi giã nát hoặc nghiền nhỏ. Lọc lấy phần nước cốt để uống hàng ngày. Riêng phần bã dùng để đắp lên mặt 2 - 3 lần/ tuần.
Áp dụng thường xuyên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống ưu tiên thực phẩm tính mát, giải độc gan tốt sẽ loại bỏ vết nám da hiệu quả, an toàn.
Ảnh minh họa: Internet
 
5. Kết hợp rau má và muối hạt để dưỡng da
 
Nếu bạn đang đau đầu với làn da tối màu, đen sạm thì chỉ cần đều đặn thực hiện phương pháp dưỡng trắng da với rau má dưới đây.
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Lá rau má tươi, đá muối hạt Himalaya và nước sạch.
Lá rau má tươi rửa sạch nấu cho chín nhừ, cho thêm một ít muối Himalaya, dùng vải lọc lấy nước riêng, bã riêng. Sau khi tắm sạch bạn lau khô người và thoa nước rau má lên da, massage nhẹ nhàng trong 10 phút rồi tắm lại bằng nước sạch.
Với phần bã rau má sử dụng để tẩy tế bào chết 2 - 3 lần/ tuần để loại bỏ tế bào già cỗi, làm mềm da, dịu các vết sưng viêm.

Những lưu ý khi sử dụng rau má

Một nghiên cứu từ năm 2010, các tác giả viết rằng tác dụng phụ của việc sử dụng rau má là rất hiếm, nhưng nếu dùng ở liều lượng cao thì có thể xảy ra một số hiện tượng như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, kích ứng da,...

Các tác giả nghiên cứu nói thêm rằng nếu một người dùng rau má liều cao, họ cũng có thể bị buồn ngủ cực độ. Vì thế, những người đang sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc giảm lo lắng không nên dùng rau má.

Ảnh minh họa: Internet

Các tác giả nghiên cứu cũng cảnh báo rằng nếu một người tiêu thụ một lượng rau má cao, họ có thể có nguy cơ bị đau đầu và bất tỉnh thoáng qua, thường được gọi là chứng mất ngủ.

Một số hợp chất trong loại thảo mộc này cũng đã cho thấy một số tác dụng chống sinh sản ở chuột trong nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này khuyến nghị rằng phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng rau má. Ngoài ra, bất kỳ ai đang mang thai, dự định có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau má.