Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Ngoài các loại vitamin cần thiết như: A, B1, C, sắt, protein, kali, omega3, phốt pho…cơ thể bé trong giai đoạn này phải được cung cấp đầy đủ lượng canxi và vitamin D để hỗ trợ cho việc phát triển hệ xương và răng của bé.

Nhưng cần lưu ý, không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa…để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thận và chức năng gan. Bạn có thể tham khảo một vài công thức nấu bột hoặc cháo trên các trang web, sách báo tin cậy để chuẩn bị cho bé một chế độ ăn uống phong phú mà đầy đủ dưỡng chất nhé.

Hạn chế cho bé ăn nhiều trứng, thịt, sữa,...

Bé 7 tháng tuổi đã trải qua giai đoạn tập ăn dặm và khá quen với các loại thức ăn nên cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn rất nhiều, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Đây là lúc thích hợp để mẹ cho bé làm quen với các loại thức ăn mới mà bé không được ăn giai đoạn 1 như các loại thịt và cá có thịt màu đỏ.

Thành phần một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi vẫn gồm 3 thành phần chính: tinh bột (cơm, mì…), chất xơ (rau, củ…), chất đạm (thịt, trứng, cá…) nhưng lượng thức ăn và hình thái thức ăn đã thay đổi. Bé đã có thể dùng lưỡi đưa thức ăn xuống cổ họng, vì thế mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn tháng vừa rồi. Thức ăn của bé có thể được ninh nhừ, nghiền nát hoặc làm sánh

Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi

Từ 7 tháng tuổi, bé đã có thể ăn thêm các bột tôm, cua, cá, lươn… Khi nấu bột cho mé, mẹ cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi xay hoặc băm bỏ, nấu như nấu bột thịt. Riêng bột cua đồng, mẹ lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột nhé. Lượng thực phẩm trong bát bột của bé 7 tháng sẽ gồm:

- Bột gạo: 20g (4 thìa cà phê)
- Thịt (cá, tôm): 2 -3 thìa (20 – 30g) hoặc lòng đỏ trứng gà
- Dầu (mỡ): 5ml
- Rau xanh: 2 thìa (20g).

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

- Ngoài sữa, nên tập cho bé làm quen với các thức ăn khác loãng đến đặc dần. Từ 8 tháng tuổi, bé nên bắt đầu với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.

Tập cho bé 7 tháng tuổi ăn ngày 2 bữa

- Khi bé đã ăn 2 bữa, cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ.

- Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.

- Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà cách đều giữa các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ - ăn bột có vị ngọt - bú mẹ - bột vị mặn - bú mẹ.

- Nếu trẻ chưa ăn được nhiều, hãy cho bú thêm ngay sau bữa ăn để bé nhận đủ dinh dưỡng.

- Tập cho bé ăn đa dạng từ 4 nhóm thức phẩm và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: cha mẹ ăn cá, hãy cho con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột bồ ngót cho trẻ.

- Mỗi chén thức ăn của trẻ luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé có đủ năng lượng hoạt động và lớn lên.