Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân do hậu nhiễm liên cầu trùng (liên cầu khuẩn β - tan máu nhóm A), lành tính và 90% tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tiên lượng tùy thuộc vào tổn thương ở cầu thận.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, nguyên nhân có thể do vi trùng (viêm phổi do phế cầu, nhiễm trùng máu do não mô cầu...), siêu vi (viêm gan b, quai bị, sởi, thủy đậu...), ký sinh trùng (sốt rét...), bệnh cầu thận nguyên phát (viêm cầu thận tăng sinh màng, bệnh Berger...), bệnh hệ thống (Luput đỏ, Henoch Schonlein), do các bệnh khác (hội chứng Guilain-Barré, sau chích ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván...).

Ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn của trẻ để tăng cường hiệu quả điều trị và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sức khỏe. Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa ít muối để cải thiện và kiểm soát huyết áp, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp và ngăn chặn nguy cơ ứ nước dẫn đến sưng tấy.

Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế uống nhiều nước để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm gánh nặng cho thận khi thận đã bị suy yếu. Bạn nên chú ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có quá nhiều chất đạm.

Điều này giúp giảm gánh nặng công việc của thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu. Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bé đã được nhập viện điều trị, bạn cứ yên tâm tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.