Cha mẹ thường xuyên ép ăn theo kiểu này khiến trẻ sợ ‘xanh mặt’, ngày càng biếng ăn, còi xương, kém phát triển
1. Cha mẹ thường xuyên ép trẻ ăn theo ý muốn của mình
Thực tế, không có người làm cha mẹ nào lại muốn con mình bị còi cọc hoặc kém phát triển hơn so với những trẻ khác đồng trang lứa. Do đó, nhiều bậc phụ huynh đã ép trẻ ăn theo số lượng mà mình mong muốn, thậm chí nhồi nhét con ăn nhiều món khác nhau chỉ vì sợ bé bị thiếu chất.
Tuy nhiên, hành vi trên đã vô tình khiến trẻ mắc chứng biếng ăn tâm lý. Cha mẹ cần ghi nhớ rằng, hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện đầy đủ như người lớn, do đó nếu nhồi nhét quá nhiều thức ăn hoặc đồ ăn lạ có thể khiến chức năng tiêu hoá bị quá tải. Điều này khiến bé dễ mắc phải các tình trạng sức khoẻ khác như táo bón, khó tiêu hoặc đầy bụng. Hơn nữa, việc ép trẻ ăn cũng khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi, thậm chí nhiều trường hợp còn tỏ rõ thái độ chống đối mỗi khi đến bữa ăn.
2. Ép ăn lúc ốm khiến trẻ hoảng loạn
Tuy nhiên, vì quá lo lắng cho con mà cha mẹ ép trẻ ăn bằng các hình thức khiến nhiều trẻ vừa ăn vừa khóc, có trường hợp bị nôn. Những ngày sau đó, trẻ bị ám ảnh, chỉ cần nhìn thấy đồ ăn đã ôm mặt sợ hãi rồi khóc thét hoặc chạy trốn.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh việc cáu gắt, đánh mắng con khi ăn. Cha mẹ không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa mà chia ra các bữa phụ để trẻ ăn được đủ lượng thức ăn mà không có tâm lý sợ hãi. Tạo không khí thoải mái, dễ chịu, trò chuyện với trẻ trong bữa ăn
3. Lười đổi món, lặp lại thực đơn nhàm chán hằng ngày
Việc ăn mãi một vài món chắc chắn sẽ khiến trẻ cảm thấy chán ăn, lâu dần dẫn đến mất cảm giác thèm ăn. Vì vậy, bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống cho trẻ thường xuyên hơn để kích thích vị giác và giúp con cảm thấy thích thú khi ăn. Hơn nữa, việc đa dạng thực đơn cũng giúp cơ thể bé đảm bảo nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển về thể chất.
4.Cha mẹ tạo môi trường áp lực cho trẻ
Một sai lầm khác của cha mẹ khiến bé bị biếng ăn tâm lý là tạo môi trường sống áp lực cho trẻ. Điều này thường bao gồm ép trẻ học tập, không quan tâm chăm sóc trẻ hoặc cha mẹ cãi nhau trước mặt con. Những tình huống này lâu ngày sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi, chán trường và không muốn ăn uống.
5. Vừa ăn vừa xem điện thoại
Cứ như vậy, dần dần ở trẻ thành một thói quen thụ động, cứ mở điện thoại là ăn, mất cảm giác thèm ăn, không biết ngon là gì. Vì thế, sự mất tập trung trong khi ăn còn làm giảm "tiết axit ở dạ dày" nên thức ăn khó tiêu hóa và cơ thể cũng khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Lâu dần hệ tiêu hóa bị rối loạn có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...