Cha mẹ có biết: Vì sao bé 2 tuổi chưa biết nói?
Nội dung bài viết
Chúng ta vẫn bắt gặp một số gia đình có bé 2 tuổi chưa biết nói, chậm nói hoặc ít nói. Thông thường, dần dần trẻ vẫn sẽ biết nói dần sau đó và vẫn là một đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đáng lo như bé bị tự kỷ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục về vấn đề này.
Dấu hiệu của quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ
Bên cạnh việc trẻ bắt đầu bập bẹ một số từ quen thuộc như “ba”, “mẹ” thì những dấu hiệu về mặt ngôn ngữ cơ thể dưới đây cũng cho thấy quá trình phát triển ngôn ngữ của bé nhà bạn đang diễn ra bình thường:
- Trẻ thường có phản ứng khi có người gọi tên mình như quay đầu lại hoặc ú ớ.
- Khi thích những món đồ chơi nào, trẻ thường chỉ tay vào ra ám hiệu, thậm chí là kéo tay bạn vào chơi cùng.
- Thường lắng tai nghe hoặc chăm chú nhìn người khác đang nói chuyện tỏ ra rất tò mò và thích thú.
- Khi giao tiếp với người khác, bé thường kết hợp với biểu hiện khuôn mặt và cử chỉ tay chân.
- Dù trẻ không nói nhiều nhưng khi nghe những yêu cầu của bạn, bé vẫn hiểu và làm theo hoặc tỏ ý không đồng ý.
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Mỗi một đứa trẻ có sự phát triển khác nhau nhưng dưới đây là những giai đoạn chung cơ bản để đánh giá quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Từ 6-9 tháng: phát âm được một số chữ cái như a, ạ, ê, …
- Từ 9-12 tháng: có thể nói được vài từ quen thuộc như ba, mẹ, bà, …
- Từ 12-15 tháng: trẻ có khả năng bắt chước một số từ đơn giản mà người lớn dạy.
- Từ 15-18 tháng: trẻ có thể nhận biết và gọi tên được một số đồ vật và con vật, bắt đầu làm quen với từ ghép.
- Từ 18 tháng - 2 năm: trẻ biết gọi tên người, chào hỏi. Trẻ có thể hiểu hầu hết và phản ứng trước những câu nói của bạn.
- Từ 2-3 tuổi: trẻ có thể tự nói chuyện khi chơi với bạn, tuy nói chưa rõ ràng lắm. Trẻ sử dụng biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ nhiều hơn trong giao tiếp đồng thời biết đặt một số câu hỏi đơn giản cho bố mẹ.
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chậm nói
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói hoặc chậm nói, như:
- Cấu trúc vòm miệng không bình thường như lưỡi dính vòm miệng hoặc hàm ếch.
- Có vấn đề về thính giác do trước đó trẻ bị nhiễm trùng tai, viêm tai giữa làm tổng thường tới thính giác và chức năng nghe bị suy giảm.
- Trẻ gặp phải cú sốc nào đó hoặc áp lực từ gia đình, khiến trẻ hoảng sợ và im lặng.
- Một số trẻ có tính khí thất thường, ít nói.
- Hoặc do một số cha mẹ không tập nói cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với mọi người do đó trẻ không có môi trường để luyện ngôn ngữ.
Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao?
Nếu bé 2 tuổi chưa biết nói mà vẫn có những dấu hiệu bình thường của quá trình phát triển ngôn ngữ thì bạn có thể bình tĩnh áp dụng những phương pháp hoặc mẹo chữa trẻ chậm nói sau.
Trò chuyện với bé nhiều hơn
- Khi mẹ làm bất cứ việc gì cũng có thể tâm sự với trẻ, vì trong giai đoạn này có thể bé chưa nói nhiều nhưng có thể nhận thức và ghi nhớ chúng.
- Dạy bé tập nói một số từ đơn giản như tên đồ vật trong nhà. Khi bạn nói, để ý bé chớp mắt ra ý hiểu và khi bé nói đúng thì nên khen bé để bé thấy có động lực.
- Mô tả những hành động mà bạn làm bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Đặt câu hỏi và gợi ý câu trả lời cho bé để bé nhận thức hơn về sự việc.
Đọc sách cho bé nghe
- Đọc sách góp phần hình thành nên tư duy và khả năng ghi nhớ ngôn ngữ cho bé.
- Nên đọc sách có hình ảnh, khi đọc nhớ chỉ tay vào từ và hình ảnh để bé hiểu. Một số từ như con vật, đồ vật cần nhấn mạnh.
- Khi đọc hay kể chuyện, bạn nên biểu lộ cảm xúc trên gương mặt để bé nghe và hiểu.
- Tập cho bé đọc theo nếu có thể.
Kết hợp vui chơi, tập thể dục và học ngôn ngữ
Trong khi chơi với trẻ, bạn có thể kết hợp với trò chuyện để tăng tương tác với bé. Một số trò chơi vận động nhẹ nhàng giúp bé phát triển tư duy và ngôn ngữ.
Kết hợp học ngôn ngữ với môn nghệ thuật
- Âm nhạc: Bạn có thể bật video hát cho bé hát theo, hoặc video nhảy cho bé bắt chước. Đây là một mẹo tập nói cho trẻ vô cùng hiệu quả và dễ dàng.
- Mỹ thuật: Bé 2 tuổi có khả năng cầm bút màu để tô hoặc vẽ vài nét đơn giản. Do đó, bạn có thể tập nói cho trẻ bằng việc hướng dẫn bé vẽ và tô màu các hình ảnh đồ vật, con vật, cây cối…
Bài viết đã giúp bạn cung cấp kiến thức sơ bộ để có thể biết cách nuôi dạy con khi trong nhà có một đứa bé 2 tuổi chưa biết nói.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...