Vào một ngày cách đây đã 5 năm, có một cậu bé chừng 7-8 tuổi tới chợ để mua thức ăn. Cậu bé này đã đi tới cửa hàng bán cá của tôi rồi ngập ngừng nói:“Bác ơi, bác bán cho cháu hai con cá chim với ạ!”

Tôi nhìn thoáng qua cậu bé, rồi bắt hai con cá chim lên bán cho cậu ấy.

Cậu bé cầm cá rồi cho tay vào túi quần móc tiền, mãi mới lấy ra được 100 nghìn.

Tôi nói: “Là tiền lì xì của cháu hả? Chắc là không lỡ tiêu đây phải không?”

Hai má cậu bé đỏ ửng lên. Tôi nói:“Của cháu hết 40 nghìn!” Sau đó tôi nhận tiền của cậu bé và lấy 60 nghìn tiền lẻ trả lại cho cậu. Cậu bé nhận tiền xong, chào tôi rồi vội vã đi ngay.

Không ngờ sang ngày hôm sau, cậu bé ấy lại tới, rồi bất chợt ngập ngừng nói: “Bác ơi! Mẹ của cháu hôm nay đi bệnh viện rồi…” Tôi ngạc nhiên nhìn cậu bé ấy.


Cậu bé lại nói tiếp: “Mẹ của cháu lại bị bệnh rồi, hôm nay mẹ cháu phải đến viện để mổ. Hôm qua, cháu đã mua cho mẹ cháu cá chim mà mẹ cháu thích ăn nhất, có khả năng mẹ cháu sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội để ăn nữa rồi….” Cậu bé vừa nói vừa chảy nước mắt nhưng lại cố trấn tĩnh và nói tiếp: “Nhưng mà, mẹ cháu sau khi ăn cá chim xong đã nói với cháu một câu:

“Vì tham lam một chút lợi nhỏ mà vứt bỏ nhân cách của mình thì không đáng đâu con ạ!”

Cậu ấy nói xong liền đút tay vào túi và móc ra một tờ tiền 100 nghìn mới tinh rồi hai tay đưa cho tôi và nói với vẻ xấu hổ: “Bác ơi! Cháu xin lỗi bác! Hôm qua cháu đã dùng tờ tiền 100 giả để trả bác, đây mới là tiền thật ạ!”

Đến lúc này thì tôi thực sự kinh ngạc bởi vì không ngờ sự việc lại là như vậy. Hôm qua khi cậu bé trả tiền cá cho tôi, tôi cũng nhận luôn mà không hề xem xét tiền thật hay giả vì nhìn bề ngoài chất phác của cậu bé ấy thì ai cũng sẽ tin tưởng.

Cậu bé vẫn với vẻ mặt tràn đầy xấu hổ nói tiếp:“Cháu cảm ơn bác ạ! Tờ tiền giả 100 nghìn hôm qua là tiền mà mẹ cháu bán hàng thu được. Mẹ cháu đã cất nó ở ngăn kéo. Vì mẹ cháu bị bệnh nên đã phải tiêu hết tiền. Vì muốn tiết kiệm 100 nghìn cho mẹ nên cháu nên đã lấy trộm nó đi mua cá. Cảm ơn bác đã không trách mắng cháu ạ!”

“Ngạ tử sự tiểu, thất tiết sự đại” – chết đói là chuyện nhỏ, nhưng thất tiết mới là chuyện lớn. Vì để giữ nhân cách và khí tiết, mà có người sẵn sàng nhịn đói đến chết, lại cũng có người suốt đời sống cảnh nghèo khổ long đong.

Năm xưa, Nguyễn Khuyến không chịu luồn cúi chốn quan trường mà lui về ở ẩn, sốngcuộc sốngthanh bần nơi thôn dã. Khi triều đình hết năm lần bảy lượt mời ra làm quan, ông vẫn một mực khước từ, chọn giữ gìn nhân cách và phẩm giá của mình. Cũng vậy, Đào Uyên Minh đã không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng khúm núm. Ông đã cáo quan về nhà, vui thú điền viên. Về sau nông điền liên tiếp gặp thiên tai, nhà lại cháy rụi, gia cảnh thì ngày càng túng bấn, nhưng ông vẫn cự tuyệt khi Thứ sử Giang Châu mang bổng lộc đến chiêu mời.

Vậy, vì sao người xưa lại coi trọng phẩm tiết hơn tất cả mọi thứ công danh hay vật chất đến vậy? Khổng Tử có câu rằng:

“Nhân giả, nhân dã”

Ấy là, làm người phải có đức Nhân (仁) thì mới được gọi là người (人). Như vậy, không phải tiền tài, không phải địa vị, cũng không phải quyền lực hay gia cảnh bề thế, mà chính những phẩm đức tích luỹ qua quá trình tu dưỡng lâu dài mới khiến con người thực sự là “người”, mới khiến con người trở nên cao quý và tôn kính