Căng thẳng trong đời sống vợ chồng dễ dàng giải quyết khi vợ chồng làm những điều này
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, những căng thẳng trong đời sống vợ chồng tưởng như nhỏ nhưng áp lực tích tụ sẽ khiến cho vết nứt càng trở nên sâu hơn. Khi không kịp thời hòa giải khó lòng mà có thể hàn gắn được. Không khí gia đình ngột ngạt, bức bối sẽ giống như một liều thuốc độc đối với hôn nhân vì tình cảm sẽ phai nhạt dần. Thay vào sự thấu hiểu sẻ chia, những cái tôi ngày càng lớn hơn và thêm vào đó là ích kỷ, nóng nảy. Mâu thuẫn và sau cùng là li hôn là điều tất yếu xảy ra với không ít cặp vợ chồng.
Nếu như ngày xưa, đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm thì giờ đây trọng trách này đã được chia đều cả hai. Trong đời sống hiện đại, người phụ nữ cũng đã tự chủ tài chính và không bị gò bó vì những định kiến cổ hủ. Bởi vậy mà sức chịu đựng ở nữ giới cũng giảm đi. Họ không chấp nhận hi sinh, nhượng bộ chỉ vì hạnh phúc gia đình. Những căng thẳng, bất đồng trong cuộc sống vợ chồng dễ xảy ra. Điều quan trọng cần học cách đồng cảm, vị tha, sẻ chia mới…
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu như vợ chồng thường xuyên căng thẳng hãy để ý tới cách giải quyết căng thẳng trong đời sống vợ chồng sau:
* Trao đổi thẳng thắn với đối phương
Không có ai là hoàn hảo và ai cũng có những điểm chưa hoàn thiện. Bởi vậy thay vì cằn nhằn hãy trao đổi thẳng thắn với đối phương về những điều chưa hoàn thiện ấy. Những khuyết điểm tưởng chừng như vụn vặt lại là nguyên nhân phổ biến khiến cho cuộc sống vợ chồng luôn căng thẳng.
Người đàn ông thường có khuyết điểm là còn giữ lối lề phong kiến, quen thói áp đặt và ưa thích thị uy quyền lực với vợ... Những tính cách cần thay đổi. Người phụ nữ cũng sẽ có những khuyết điểm gặp phải. Người chồng có thể thẳng thắn yêu cầu vợ thay đổi những điểm còn hạn chế như hay phàn nàn, thiếu tế nhị trong lời ăn tiếng nói… Để chấm dứt tình trạng này hãy thẳng thắn với nhau là tốt nhất.
* Hoàn thiện bản thân
Để giữ hạnh phúc vợ chồng đừng chỉ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của đối phương. Hãy từng bước hoàn thiện bản thân mình. Đối phương nhìn thấy sự thay đổi tích cực từ bạn chắc chắn có ý thức để cải thiện khuyết điểm của bản thân. Khi độc thân, chúng ta có thể thoải mái bộc lộ cá tính, sống theo ý thích nhưng bước vào đời sống hôn nhân nên khéo léo để giữ gìn hạnh phúc gia đình êm thấm.
* Học tôn trọng lẫn nhau
Thường thì sau một thời gian dài chung sống, những hấp dẫn ban đầu của nửa kia phai mờ đi chỉ còn lại cuộc sống nhàm chán, lặp đi lặp lại. Từ đó, không ít người xem nhẹ vị trí của bạn đời và bắt đầu có những hành động thiếu tôn trọng nửa kia. Đặc biệt là người đàn ông đã thành công, có vị thế, tiền bạc và vợ ở nhà làm công việc nội trợ.
Hôn nhân chính là sợi dây ràng buộc giữa hai người còn xa lạ. Bởi vậy muốn hạnh phúc bền chặt, quan trọng là học cách tôn trọng nhau. Điều này sẽ giúp giảm đi những căng thẳng không đáng có vì khi bất đồng quan điểm hay tranh cãi, cả hai sẽ biết chấp nhận sự khác biệt và lắng nghe đối phương. Tôn trọng nhau giúp cho cả hai thấu hiểu, không làm tổn thương đối phương.
* Học cách lên kế hoạch giải quyết vấn đề chung
Vợ chồng sống chung dễ gặp các áp lực như tài chính, nuôi con, tương lai… Nếu không khéo dễ khiến hôn nhân rơi vào căng thẳng. Bởi vậy cả hai hãy học cách lên kế hoạch giải quyết các vấn đề chung. Nên trao đổi, chia sẻ và lắng nghe giải pháp của đối phương chứ không nên phản bác, cho mình nhất nhất đúng. Cùng nhau suy tính, giải quyết vấn đề sẽ giúp vợ chồng thêm gắn bó.
* Chia sẻ cởi mở với nhau nhiều hơn
Đây là điều quan trọng để vợ chồng luôn hòa hợp, tránh căng thẳng, xung đột. Hãy cùng nhau chủ động chia sẻ với đối phương các vấn đề trong cuộc sống. Việc này là sợi dây gắn kết vợ chồng gần gũi, thân thiết vì khi nói ra được tất cả, đối phương mới hiểu được bạn nghĩ gì, cảm nhận như thế nào và mong chờ điều gì. Nửa kia cũng cởi mở hơn khi bạn chia sẻ vì thế hôn nhân trở nên đầm ấm thay vì không khí căng thẳng.
* Thường xuyên thể hiện tình cảm với đối phương
Những hành động ngọt ngào đôi khi chỉ là cái ôm, nụ hôn ngọt ngào hay đơn giản là tự tay chuẩn bị bữa tiệc nhỏ hoặc cùng thưởng thức món ăn thơm ngon ở nhà hàng yêu thích… có thể hóa giải được những căng thẳng trong cuộc sống vợ chồng. Những hành động này sẽ giúp xoa dịu bầu không khí căng thẳng và khơi gợi hormone yêu thương giúp hai bên gần gũi nhau hơn. Vợ chồng cũng thấy cuộc hôn nhân bớt sự tẻ nhạt.
* Giữ hòa hợp với gia đình nội/ngoại
Khác biệt trong lối sống, suy nghĩ có thể khiến bạn khó hòa hợp với gia đình nội/ngoại. Nếu có mâu thuẫn với họ hàng, bạn nên chia sẻ thẳng thắn với nửa kia để tìm cách giải quyết. Phân định thắng thua với người trong gia đình không mang lại ích lợi gì, thậm chí làm cho mối quan hệ vợ chồng tồi tệ hơn. Khi hòa hợp với gia đình nội/ ngoại, vợ chồng sẽ thấy thoải mái hơn.
* Tìm gặp chuyên gia tư vấn tâm lý
Nếu trong trường hợp quá căng thẳng, vợ chồng không thể dung hòa, giải tỏa căng thẳng hãy tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý. Chuyên gia sẽ giúp cho bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề, thấu hiểu khó khăn và những vướng mắc mà đối phương đang gặp phải. Từ đó giúp bạn biết cách tìm gia bí quyết giữ lửa hôn nhân, thấu hiểu khó khăn, thách thức mà đối phương gặp phải để cùng nhau chia sẻ.
Dâu trẻ bị mất 5 chỉ vàng, vài ngày sau mẹ chồng lầm lũi mang trả, đúng vào phút chót,...
Sau chuyện này, em muốn bù đắp cho mẹ chồng nhưng không biết làm thế nào để mẹ con hòa hợp hơn, các chị chỉ em vài cách với.
Không thấy con dâu được trao vàng cưới, mẹ chồng bĩu môi chê nhà gái, tàn tiệc lại muối mặt...
Vậy mới nói nhiều mẹ chồng bây giờ vẫn còn vật chất quá, điển hình là mẹ chồng em. Chắc chắn sau đợt này, bà sẽ không bao giờ đánh giá gia đình em qua vẻ bề ngoài nữa.
Chồng tức giận vì mất đôi giày , vợ gặng hỏ rồi 'chết lặng' khi biết mình đã gây ra...
Đến lúc này, tôi mới đồng cảm với chồng. Không ngờ anh lại có tâm sự như vậy. Bây giờ tôi rất muốn bù đắp cho chồng, nếu tôi mua một đôi giày y hệt như vậy, liệu tâm trạng anh sẽ khá hơn chứ?
Ngày sinh nhật, vợ nhận được một món quà bất ngờ từ chồng nhưng lại hãi khi thấy thứ...
Chuyện đến nước này, tôi không biết phải giải quyết thế nào, bởi chắc chắn hai người họ vẫn còn qua lại. Tôi có nên đến gặp cô ta và yêu cầu cô ta buông tha cho chồng mình không?