Bàn chân dị tật

Bàn chân hoạt động như một cái lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đi hay đứng lại, làm bước đệm cho xương khi bước đi. Khi mang giày cao gót buộc phải ép các ngón chân vào khuôn khổ cứng nhắc, ngón chân luôn bị trượt về phía trước.

Nếu mang giày cao gót thường xuyên, gót quá nhọn hoặc giày quá chật thì những ngón chân sẽ bị biến dạng, những nốt chai xù xì sẽ xuất hiện, các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào gây đau đớn. Nếu thường xuyên đi giày cao gót dạng bít mũi 8 tiếng/ngày có thể làm cho móng chân mọc ngược vào trong, hoặc bị nấm móng.

Nếu mang giày cao gót thường xuyên, gót quá nhọn hoặc giày quá chật thì những ngón chân sẽ bị biến dạng

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Khi chị em phụ nữ đi giày cao gót quá lâu hoặc quá cao, hoạt động của bàn chân và các cơ phía sau cẳng chân rất ít hoạt động nên máu khó khăn trở về tim. Như vậy, lâu ngày có thể gây ra giãn tĩnh mạch nông.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển qua nhiều giai đoạn nên nhiều người mắc bệnh thường chủ quan. Nếu bị nhẹ, bạn chỉ thấy dấu hiệu đau, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi lâu, chuột rút vào buổi tối. Nếu để nặng ở giai đoạn cuối, bệnh có thể gây viêm sưng rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn tới tình trạng loét chân, cắt cụt chi. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi mắc bệnh.

Tổn thương đầu gối, căng cơ

Theo nghiên cứu, có tới 25% đi giầy cao gót, nhất là nhóm siêu cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên và do tổn thương cục bộ ở bàn chân gây ra. Ngoài ra, nó còn gây căng cơ, đau đầu gối và đau lưng. Đặc biệt, nếu lạm dụng còn gây tổn thương gân Asin (Achilles), đây là hệ thống gân quan trọng giúp duy trì tư thế cân bằng khi di chuyển, nếu tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, đặc biệt là hiện tượng biến dạng và viêm nhiễm, chuyên môn gọi là viêm gân (tendinitis) rất khó hồi phục.

Đi giầy cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp