Thành phần dinh dưỡng có trong cải thảo

Trong cải thảo chứa nhiều vitamin C và vitamin E có tác dụng chăm sóc và làm đẹp da rất tốt. Có một số nguyên tố vi lượng trong cải thảo có thể giúp phá vỡ estrogen có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ ăn 450g cải thảo mỗi ngày có thể hấp thụ được 500mg hợp chất này.

Cải thảo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao (Ảnh minh họa: Internet)

Những điều lưu ý khi ăn cải thảo

Không phải loại rau củ quả nào cũng có chung một cách chế biến. Có những loại rau sau khi đun nấu bị mất chất dinh dưỡng, cũng có những loại rau không được đun nấu kỹ, đúng phương pháp, thậm chí còn sinh ra chất độc hoặc bản thân nó chứa chất độc, không chế biến kỹ để đào thải ra ngoài, do đó gây ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của người sử dụng.

Người có bệnh ở đường tiêu hóa không nên ăn

Cải thảo chứa một lượng lớn chất xơ thô với bản chất cứng, khó tiêu nên những người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, trẻ em có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng bụng, lồng ngực, đặc biệt là bệnh nhân bị loét dạ dày và chảy máu dạ dày, bệnh tiêu chảy và bệnh gan không thích hợp ăn cải thảo.

Phụ nữ mang thai không nên ăn cải thảo

Phụ nữ mang thai thường bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn rau cải thảo. Vì khi ăn nhiều loại rau này sẽ khiến các triệu chứng trên của bà bầu càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều cải thảo, chỉ ăn một lượng vừa đủ và ăn khi đã nấu chín. Hạn chế ăn các loại cải thảo muối vì chúng chứa lượng muối cao, không tốt cho sức khỏe.

Phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn cải thảo (Ảnh minh họa: Internet)

Thực phẩm không nên kết hợp cùng cải thảo

Khi ăn cải thảo không nên ăn cùng thịt thỏ, măng cụt, dưa leo… để không gây khó chịu cho cơ thể, sau hai tiếng mới nên ăn chúng.

Hãy chú ý đến những vấn đề trên để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất có thể. Đừng để thực phẩm bổ dưỡng trở thành chất độc gây hại trong người bạn nhé.