Cách xử lý 'khôn ngoan' khi mọc răng khôn hàm dưới bên phải
Nội dung bài viết
Răng khôn có thể mọc ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì tỷ lệ mọc răng khôn ở hàm dưới thường nhiều hơn và hay mọc lệch gây nguy hiểm. Vậy bạn phải làm gì để giải quyết tình trạng này? Cùng tìm hiểu vấn đề mọc răng khôn hàm dưới bên phải qua bài viết sau đây.
Mọc răng khôn hàm dưới bên phải có sao không?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng mọc cuối cùng của hàm và thường mọc ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 17 đến 25. Là chiếc răng mọc cuối cùng nên lúc này những chiếc răng khác đã ổn định và chiếm hết chỗ trên cung hàm. Để có được một vị trí, răng khôn phải chen lấn với những chiếc răng khác.
Lúc này, chiếc răng số 8 này mọc lệch đâm vào răng bên cạnh, mọc ngầm bên trong lợi do không còn chỗ để ngoi lên, đâm vào xương hàm gây sưng đau hoặc áp xe. Ngoài ra răng khôn còn gây ra một số biến chứng như sau:
Sâu răng: Do nằm ở vị trí cuối cùng trong cung răng nên rất dễ bị vi khuẩn tích tụ lại, từ đó dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, cộng với sự tích tụ lâu ngày sẽ gây sâu răng, nhiễm trùng hoặc tạo ổ áp xe.
Viêm lợi: Bên cạnh việc gây sâu răng, răng khôn cùng với tồn đọng của thức ăn lâu ngày tạo thành mảng bám và vi khuẩn có thể gây viêm lợi. Viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần và chỉ hết khi răng khôn được hoàn toàn loại bỏ.
Ảnh hưởng đến xương và hàm răng: Răng khôn khi mọc lệch sang răng bên cạnh sẽ làm cho răng bên cạnh bị lung lay, tiêu chân răng, có thể dẫn đến phải nhổ bỏ răng đó. Nếu mọc ngầm trong hàm sẽ gây tiêu xương, nhiễm trùng,...
Biến chứng sang vùng xung quanh: Những ổ nhiễm trùng, áp xe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng sang các vùng lân cận như mọc răng khôn gây đau mang tai, mọc răng khôn bị sưng má , cổ, mắt,...
Do vậy, những người mọc răng khôn, nhất là ở hàm dưới, như mọc răng khôn hàm dưới bên trái, mọc răng khôn hàm dưới bên phải đau kéo dài thì cần điều trị ngay khi có dấu hiệu.
Mọc răng khôn nên làm gì?
Theo các bác sĩ chia sẻ, chỉ có hai chỉ định khi mọc răng khôn, hoặc là nhổ bỏ hoặc là bảo tồn. Vậy trường hợp nào cần nhổ bỏ? Trường hợp nào có thể bảo tồn?
Bác sĩ khuyên nên nhổ răng khôn trong những trường hợp sau:
Răng mọc lệch gây các biến chứng như mọc răng khôn có mủ, mọc răng khôn bị sưng má, gây nhiễm trùng, gây đau đớn, ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Răng khôn tạo ra một khe giắt với răng bên cạnh, rất khó vệ sinh và dễ dẫn đến viêm lợi, sâu răng, để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ trong cung răng, nhưng lại không có răng ở hàm đối diện dẫn đến răng khôn mọc dài ra và đâm vào hàm đối diện gây lở loét nướu ở hàm đối diện.
Răng không có hình dạng bất thường, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, dễ gây sâu răng và viêm lợi.
Răng khôn bị sâu hoặc viêm lợi.
Răng khôn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc gây ra một số bệnh khác.
Răng khôn có thể bảo tồn trong các trường hợp sau:
Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không gây đau, áp xe, viêm, không ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Bệnh nhân có một số bệnh khác như rối loạn đông máu, tiểu đường, tim mạch, v.v.
Răng khôn có liên quan đến giải dây thần kinh, xoang hàm, v.v.
Mọc răng khôn đau mấy ngày mới hết?
Không có câu trả lời chính xác cho câu trả lời này vì quá trình mọc răng khôn ở mỗi người là khác nhau. Răng khôn không mọc liên tục mà chia thành nhiều giai đoạn. Có người mất thời gian vài năm để chiếc răng khôn có thể mọc lên hoàn chỉnh. Mỗi năm, chiếc răng khôn chỉ nhú lên một ít.
Mỗi một lần nhú lên kéo dài vài ngày, một hai tuần hoặc cả tháng. Do vậy, những cơn đau nhức sẽ đến và đi theo từng lần răng nhú lên, và chỉ chấm dứt khi răng đã mọc hoàn chỉnh hoặc bị nhổ bỏ.
Mọc răng khôn có ý nghĩa gì đặc biệt không?
Các chuyên gia chia sẻ, xét về góc độ chức năng, sức khỏe hay thẩm mỹ, răng khôn hầu như không đóng góp ý nghĩa gì. Thậm chí nếu răng khôn “mọc dại” thì còn mang đến cho chủ nhân rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Mọc răng khôn sớm có gì bất thường không?
Khoảng thời gian mọc răng khôn của mỗi người là khác nhau và không có một bảng tiêu chuẩn nào xác định chính xác thời gian và độ tuổi mọc răng khôn. Thường răng khôn sẽ xuất hiện ở độ tuổi 17 đến 25, tuy nhiên nếu trường hợp 14, 15 tuổi đã mọc răng khôn thì cũng không có gì lo lắng.
Thời điểm 5 tuổi chúng ta đã có các mầm răng bao gồm cả mầm răng khôn, mầm răng này bắt đầu nhú lên khi bạn bước vào tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục mọc hoàn chỉnh đến khi bạn 25 tuổi.
Những chiếc răng khôn “mọc dại” là vấn đề của không ít người chúng ta. Tuy nhiên không cần phải quá lo lắng nếu nắm chắc được những thông tin về răng khôn.
Những chia sẻ về mọc răng khôn hàm dưới bên phải trong bài viết này sẽ giúp bạn có hiểu biết chi tiết về răng khôn và biết cách xử lý nếu chẳng may sở hữu một chiếc răng khôn nhưng phiền toái.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....