Thông thường, không phải trẻ sơ sinh nào cũng quen ngay với việc tắm rửa. Trong đó, có một số bé sẽ rất thích thú khi được đi tắm, nhưng số khác lại tỏ ra sợ hãi và bối rối. Do vậy, bố mẹ phải hết sức cẩn thận và tạo được một cảm giác thoải mái mỗi khi cho bé tắm.

Bên cạnh đó, do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, da cũng khá non nớt và dễ tổn thương nên bố mẹ phải hết sức cẩn thận khi tắm cho bé. Phòng tắm phải đảm bảo kín gió, nhiệt độ tốt nhất là 24 độ C và phải được vệ sinh sạch sẽ.

Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn

Đầu tiên, bố mẹ phải chuẩn bị thật đầy đủ dụng cụ tắm cho bé để tránh trường hợp phải chạy đi lấy đồ và để bé một mình trong phòng tắm sẽ rất nguy hiểm. Theo đó, cần chuẩn bị mọi thứ như sau: Bồn (chậu) tắm, gáo múc nước, dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh, kem chống hăm, quần áo, khăn lau,...

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tránh trường hợp đăng tắm phải chạy đi lấy đồ, để lại bé một mình trong phòng tắm sẽ rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra, việc trọn bồn tắm cho bé cũng rất quan trọng và loại bồn tắm tốt nhất là loại có thể nâng đỡ được đầu và cổ trẻ. Đồng thời, bồn tắm cũng cần phải vừa người bé, không quá rộng hoặc quá sâu để tránh bé bị chìm xuống. Bên cạnh đó, cũng có thể chọn loại bồn có một khung giá đỡ để bé có thể nằm lên một cách thoải mái. Bố mẹ cũng có thể chuẩn bị một số đồ chơi trong lúc tắm, để bé bị phân tâm và sẽ "hợp tác" hơn.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn

Đầu tiên, bố mẹ luôn phải chuẩn bị nước ấm trước rồi mới cở quần áo để tắm cho con, tránh trường hợp bé bị cảm lạnh. Lưu ý, bố mẹ không nên dùng tay mình để kiểm tra nhiệt độ nước bởi da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và không thể chịu nhiệt tốt như da người lớn.

Do đó, tốt nhất nên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước để tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn. Theo đó, nhiệt độ nước phù hợp nhất không quá 32 độ C, mực nước chỉ được cách đáy 5-8 cm. Sau khi hoàn thành quá trình pha nước tắm, bố mẹ có thể tắm cho con theo các bước sau:

Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào bồn trước để tránh tình trạng bé trượt khi tắm.

Bước 2: Dùng khuỷu tay để đỡ lưng, cổ và đầu rồi từ từ đặt bé sâu xuống đáy bồn tắm. Một tay vẫn sử dụng để nâng đỡ bé, tay còn lại thì nhẹ nhàng massage và sử dụng khăn để vệ sinh và làm sạch cơ thể bé.

Bước 3: Nên bắt đầu vệ sinh vùng mặt của bé trước. Lấy khăn sạch, nhúng nước, vắt khô rồi lau mặt cho bé từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông làm sạch vành tai nhưng tuyệt đối không được cho vào tai bé. 

Nhiệt độ nước phù hợp nhất để tắm cho trẻ sơ sinh không quá 32 độ C, mực nước chỉ được cách đáy 5-8 cm. (Ảnh minh họa: Internet)

Bước 4: Lau từng bộ phận trên cơ thể bé sau khi xả lại khăn hoặc lấy khăn mới. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ. Cần chú ý làm sạch những nếp gấp như khuỷu tay, kẽ ngón tay, chân. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng, lau từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào "vùng kín" của bé.

Bước 5: Khi xong hết các bước trên thì bố mẹ mới gội đầu cho bé. Lưu ý, một số bé thấy sợ hãi với việc này nên bố mẹ cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội rơi vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay.

Bước 6: Sau khi tắm xong, nhanh chóng nhấc bé ra khỏi chậu và cuộn bé bằng khắn tắm. Bắt đầu lau từ cổ, ngực, nách, chân tay và bẹn cho bé. Việc này cần phải làm cẩn thận để không gây đọng nước lại khiến bé bị hăm, ngứa và đặc biệt không nên dùng máy sấy khô.

Bước 7: Sau khi lau khô, bạn nên dùng kem chống hăm hoặc kem dưỡng da để thoa lên người bé, đồng thời massage nhẹ nhàng rồi nhanh chóng mặc quần áo cho bé. Lưu ý, nên để phần mông của bé được thoáng một lúc trước khi đóng bỉm, hoặc quấn tã. Đồng thời, sau khi rốn của bé rụng, mẹ vẫn cần phải chăm sóc nó cho đến khi rốn bé hoàn toàn lành hẳn.