Theo thống kê của nước ta, thì trung bình hàng năm cả nước có tới hàng trăm ngàn người bị rắn cắn. Trong đó có tới 30.000 trường họp là rắn lục đuôi đỏ. Đó chỉ mới là con số thống kê còn thực tế thì có thể hơn như vậy nữa.

Nhưng điều đáng lo ngại ở đây là người dân không hề biết phân biệt rắn nào có độc và rắn nào không có độc, nếu có thì cũng rất ít. Vì thế mà đã có nhiều trường hợp đáng ra không phải tử vong nhưng vì thiếu hiểu biết về kiến thức và để nạn nhân bị rắn cắn trong thời gian quá lâu, đến khi phát hiện thì cũng đã muộn.

Theo thống kê của nước ta, thì trung bình hàng năm cả nước có tới hàng trăm ngàn người bị rắn cắn. Ảnh minh họa: Internet

Sau đây là cách phân biệt, cũng như cách sơ cứu khi bị rắn cắn độc cắn nhé:

Hầu như ai khi bị rắn cắn cũng đều mất bình tĩnh cả, nhưng các bạn có biết chính lúc đó chúng ta lại làm mất quá nhiều thời gian, nếu là rắn lành tính thì không sao, nhưng nếu là rắn độc thì dù trễ 1 giây cũng đã quá muộn màng cho chúng ta rồi.

Thế nên khi bị rắn cắn các bạn phải làm ngay các bước sơ cứu cơ bản này:

Bước 1: Băng ép (garô), phải nhanh chóng buộc garô ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như dây thun, dây chuối, dây nilon,... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...

Bước 3: Rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

Bước 4: Nặn máu tại chỗ rắn cắn.

Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Cách phân biệt rắn độc và rắn lành tính. Ảnh minh họa: Internet

- Nếu bị nhóm rắn lục cắn:

Việc cần làm đầu tiên khi bị rắn lục cắn mà nhất là gặp phải rắn lục đuôi đỏ thì phải giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó, cách sơ cứu trên không áp dụng được từ việc băng garô, rạch rộng hay nặn máu. Lý do là vì garô sẽ làm cho bệnh nhân dễ bị hoại tử vết thương hơn bao giờ hết, còn vết rạch rộng sẽ làm chảy máu và không cầm lại được, nếu mất máu quá nhiều sẽ rất nguy hiểm. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Cũng lưu ý với mọi người rằng, không phải loài rắn nào cắn cũng băng garô được đâu, coi chừng nguy hiểm đến tính mạng đấy. Đã có rất nhiều trường hợp bị rắn lục cắn mà băng garô khiến tay bị hoại tử.

- Đối với nạn nhân bị rắn cắn:

+ Không nên mất bình tĩnh, càng mất bình tĩnh càng khiến cho tim đập nhanh hơn dẫn tới việc máu đi nhanh và kéo theo nọc độc lan ra nhanh hơn.

+ Nên nằm yên bất động tại một vị trí cố định, cố gắng trấn an bản thân.

+ Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.

Lưu ý: Nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn thì thời gian dẫn đến tử vong khoảng 90 phút, còn với các nhóm rắn khác thời gian sẽ lâu hơn. Nhưng dù là loài rắn nào đi chăng nữa thì cũng cần sơ cứu vết thương và chữa trị càng nhanh càng tốt. Do đó cách xử lý khi bị rắn cắn tốt nhất là cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần đó nhất, có điều kiện cấp cứu hồi sức nữa thì càng tốt. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.