Cách nấu món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân nhanh chóng mà mẹ không tốn nhiều thời gian
Chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa khi ăn dặm: Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của trẻ trong những năm đầu đời, nếu mẹ không có điều kiện cho con bú sữa mẹ thì nên cho trẻ bú sữa công thức để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé được cung cấp đầy đủ và cân bằng.
Cách nấu ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo bột hoặc xay nhuyễn. Các món ăn từ trái cây, rau củ, và thịt xay nhuyễn vừa dễ nuốt, vừa dễ hấp thụ mà vẫn cung cấp đầy đủ vitamin A, vitamin C, chất xơ, carbohydrate, protein và đạm…
Mỗi tuần cho bé làm quen với một loại thực phẩm mới, điều này sẽ giúp bạn quan sát được bé có thích thú, dị ứng với loại thức ăn này hay không. Để cho bé dễ dàng chấp nhận món mới, nên chọn lúc bé thật đói hãy dọn món ăn và chỉ cho ăn từng chút một trước khi cho bé ăn đúng với lượng dùng hằng ngày.
Không nêm nếm gia vị trong món ăn là lưu ý trong cách nấu ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi vì lúc này thận trẻ còn non nên hạn chế để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sau này. Vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại bé. Tới giai đoạn 9-12 tháng, mẹ có thể nên nêm thêm một chút ít gia vị vào.
Bé 8 tháng ăn 3 bữa/ngày. Lúc này, bé có thể ăn cùng cả nhà trong mỗi bữa cơm gia đình. Dạ dày của bé vẫn còn rất nhỏ mẹ nên nên cho bé từ một đến 2 thìa với mỗi loại thức ăn, sau đó có thể cho thêm nếu bé ăn hết.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Dưới đây là gợi ý cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp bé đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể mà mẹ không mất quá nhiều thời gian chế biến.
Cháo đậu hũ non cho bé 8 tháng
Đậu hũ (đậu phụ) là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Để làm món ăn của trẻ thêm phong phú, mẹ có thể kết hợp với cà chua để bé thưởng thức.
Nguyên liệu:
40 gam bột gạo
10 gam cà chua
40 gam đậu hũ non
01 muỗng cà phê dầu olive
250 ml nước
Cách thực hiện:
Bước 1: Đậu hũ rửa sạch, thái miếng vuông rồi đem hấp chín và tán nhuyễn. Cà chua rửa sạch, bóc lớp vỏ ngoài, bỏ hạt và băm nhuyễn rồi đem nấu chín với 1/2 chén nước.
Bước 2: Bột gạo cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ và khuấy đều tay để cháo chín hẳn, không bị vón cục hay dính ở đáy nồi.
Bước 3: Cho cà chua, đậu hũ đã tán nhuyễn vào đun sôi với lửa vừa và khuấy đều.
Bước 4: Nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp, cho 1 muỗng cà phê dầu olive vào khuấy đều, để nguội bớt và cho bé ăn.
Cháo thịt bò bông cải
Đây là món cháo luôn nằm trong danh sách các món cháo cho bé 8 tháng tăng cân, bổ dưỡng mà mẹ không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện.
Nguyên liệu:
Thịt bò; Bông cải
Gạo tẻ
Dầu ăn cho trẻ ăn dặm
Cách thực hiện:
Bước 1: Gạo tẻ mẹ vo sạch, sau đó cho vào nồi nước hầm đến khi gạo mềm.
Bước 2: Thịt bò băm nhuyễn, bông cải rửa sạch bào nhuyễn.
Bước 3: Khi cháo mềm, mẹ nên cho bông cải vào trước rồi mới cho thịt bò vào. Chờ đến khi chín thì tắt bếp, thêm một ít dầu ăn.
Cháo gạo lứt cho bé 8 tháng tuổi
Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng, gạo lứt giữ được trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên nhất mà không chứa những chất dị ứng cho bé. Mẹ có thể kết hợp gạo lứt với các thực phẩm khác là có ngay cách nấu cháo cho bé ăn dặm bổ dưỡng, thơm ngon.
Nguyên liệu:
01 nắm gạo lứt
Các loại rau xanh như bầu, bí, rau muống hoặc rau cải bó xôi…
½ lòng đỏ trứng gà
Cách thực hiện:
Bước 1: Cho gạo lứt vào chảo rang trong 10 phút đến khi hạt gạo nở bung thì tắt bếp. Sau đó cho gạo lứt đã rang vào nồi nước đang sôi, vặn lửa nhỏ để hầm.
Bước 2: Mẹ cắt nhỏ các loại rau với lượng 2 – 3 muỗng canh rau, đợi khi cháo mềm thì cho rau vào nồi.
Bước 3: Thêm lòng đỏ trứng vào nồi và khuấy đều cho tan trứng. Mẹ có thể tán nhuyễn cháo bằng rây hoặc bằng máy xay sinh tố, sau đó thì để nguội rồi cho bé sử dụng.
Cách nấu cháo cá lóc cà rốt
Trẻ 8 tháng tuổi mẹ có thể cho bé làm quen với các loại hải sản như cá hồi, cá lóc…Mẹ hãy kết hợp cá lóc và cà rốt là có ngay thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân.
Nguyên liệu:
30 gam cá lóc
50 gam gạo tẻ
1/2 củ cà rốt
1/2 thìa cà phê dầu ăn
2 củ hành tím
Cách thực hiện:
Bước 1: Cá lóc làm sạch, lọc bỏ xương, chỉ lấy phần phi lê hai bên thân cá rồi đem hấp chín và xé nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và băm thật nhuyễn.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm rồi cho tất cả vào nồi nấu nhừ với lửa nhỏ.
Bước 3: Cho chảo lên bếp, cho 1/2 thìa cà phê dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành băm vào phi thơm. Khi hành chuyển sang màu vàng, đổ cá lóc đã xé nhỏ vào xào cùng.
Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho cá lóc xào chín vào đun sôi cho chín kỹ rồi tắt bếp. Múc cháo cá lóc cá rốt ra chén, nghiền nát và chờ cháo còn ấm thì mới cho bé ăn.
Cách nấu nui cho bé 8 tháng ăn dặm đổi vị
Nếu trẻ ăn cháo nhiều có thể bị ngán, mẹ có thể chế biến các món ăn thay thế như nui, mỳ để con đổi món và khẩu vị.
Bé 8 tháng tuổi có thể bắt đầu tập ăn thô với các loại nui nhỏ, mềm, mẹ chỉ vài phút là có thể hoàn thành món ăn dặm cho bé.
Nguyên liệu:
50 gam nui loại nhỏ
20 gam tôm sú.
20 gam thịt nạc thăn.
100 gam nấm rơm.
Hành lá, ngò rí.
Cách thực hiện:
Bước 1: Luộc nui chín với nước sôi, sau đó các mẹ đổ nui ra rổ, xả sơ qua nước lạnh, để ráo nước.
Tôm sú bóc vỏ, chẻ làm đôi, cắt bỏ đường màu đen dọc sống lưng. Thịt nạc thăn rửa sạch, băm nhuyễn. Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ phần đuôi, chẻ làm 2 hoặc 4 tuỳ theo nấm rơm to hay nhỏ.
Bước 2: Phi thơm dầu ăn với 1 ít hành tỏi băm nhuyễn, sau đó cho thịt bằm, tôm, nấm rơm vào xào nhẹ cho chín rồi đổ 200ml nước vào.
Bước 3: Đến khi nước sôi, mẹ vớt bọt sau đó tắt bếp. Khi cho bé ăn, mẹ cho nui vào bát lớn rồi đổ nước vừa đun sôi ngập mặt nui là được, dùng thìa đảo nhẹ, rắc ngò rí lên và cho bé thưởng thức.
Cách nấu ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi không quá khó, chỉ cần mẹ đảm bảo cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh bữa ăn chính, mẹ nên bổ sung sinh tố trái cây, sữa chua… vào các bữa ăn nhẹ để bổ sung thêm vitamin và chất xơ cần thiết cho trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...